Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI: Tất nhiên chỗ yếu nhất của học thuyết Darwin là khâu áp dụng vào việc giải thích loài người. Darwin đã bỏ qua vấn đề ấy trong Nguồn gốc các loài, còn Oalas, đồng tác giả của thuyết chọn lọc tự nhiên đã kiên quyết khẳng định rằng loài người không phụ thuộc vào những biến đổi tiến hóa (về sau ông theo thuyết duy tâm). | KHÁI QUÁT VỀ SINH HỌC TT CHƯƠNG VI TIẾN HÓA III . NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI Tất nhiên chỗ yếu nhất của học thuyết Darwin là khâu áp dụng vào việc giải thích loài người. Darwin đã bỏ qua vấn đề ấy trong Nguồn gốc các loài còn Oalas đồng tác giả của thuyết chọn lọc tự nhiên đã kiên quyết khẳng định rằng loài người không phụ thuộc vào những biến đoi tiến hóa về sau ông theo thuyết duy tâm . Tuy hoàn toàn không logic nếu cho rằng tất cả các loài đều tiến hóa trừ loài người. Và thật vậy dần dần tích lũy được nhiều sự kiện xác nhận rằng loài người cũng bị lôi cuốn vào trong quá trình tiến hóa. Năm 1846 nhà khảo cổ học Pháp Jac Buse de Pecto 1788 -- 1868 đã phát hiện ra những cái rìu ở miền Bắc nước Pháp trong lớp đất có tuổi ước tính hàng nghìn năm. Hiến nhiên là những cái rìu đó không phải là vật có nguồn gốc tự nhiên mà chỉ có loài người mới có thể chế tạo ra chúng. Đây là bằng chứng đầu tiên chứng tỏ là chẳng những tuổi của trái đất mà kể cả tuổi của loài người đã vượt quá 6 nghìn năm điều đó trái ngược với kinh thánh. Song những nhà sinh học Pháp chịu ảnh hưởng của Cuvie vẫn từ chối không công nhận các phát hiện ấy mặc dù vào những năm 50 của thế kỷ XIX các nhà khảo cổ học đã khám phá ra những công cụ lao động còn cổ hơn nhiều. Năm 1859 một số nhà bác học Anh sau khi đi xem nơi khai quật của Buse de Pecto đã tuyên bố .