Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG Tác giả: Lê Mạnh Phát 3 Trong liên hệ này cần nói một chút về chữ Thực của tên Việt gian Lê Thực. Trong tiếng Hán tên này được viết () và các sử sách viết bằng tiếng quốc ngữ trước nay thường phiên âm là Tắc hoặc Trắc. Tuy nhiên, ĐVSKTT 5 tờ 46b5-6, dưới chữ () ấy được chua là “thổ lực thiết”. Điều này có nghĩa, ta phải đọc chữ ( ) là Thực thay vì Trắc hoặc Tắc. Thứ ba, về tên các nhà lãnh đạo Việt Nam, cụ thể là các. | NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG Tác giả Lê Mạnh Phát 3 Trong liên hệ này cần nói một chút về chữ Thực của tên Việt gian Lê Thực. Trong tiếng Hán tên này được viết và các sử sách viết bằng tiếng quốc ngữ trước nay thường phiên âm là Tắc hoặc Trắc. Tuy nhiên ĐVSKTT 5 tờ 46b5-6 dưới chữ ấy được chua là thổ lực thiết . Điều này có nghĩa ta phải đọc chữ là Thực thay vì Trắc hoặc Tắc. Thứ ba về tên các nhà lãnh đạo Việt Nam cụ thể là các vị vua nhà Trần do sử liệu Trung Quốc ghi lại. Đây là một vấn đề khó khăn. Khi nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của nhà Trần trong Annam shi kenkyu Yamamoto đã dành hẳn một chương để nghiên cứu vấn đề này tức Chinchõ no omei ni kansuru kenkyu.1 Dẫu thế những kết luận của Yamamoto theo chúng tôi vẫn chưa thỏa đáng lắm. Vì vậy cần phải làm những nghiên cứu mới. Đây là một yêu cầu mà ta phải thỏa mãn để việc trình bày các sử kiện cũng như các tác phẩm liên hệ đến vua Trần Nhân Tông mới rõ ràng và có tính thuyết phục cao. Theo các sử liệu Trung Quốc cụ thể là An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 1a8 và 1b4 thì vị vua đầu tiên của nhà Trần là Trần Nhật Cảnh đến tháng hai năm Mậu Ngọ thì Nhật Cảnh truyền nước cho con trưởng là Quang Bính cải nguyên là Thiệu Long. . Điều này hoàn toàn phù hợp với những gì do Ngô Sĩ Liên chép lại trong ĐVSKTT. ĐVSKTT quyển 5 tờ 24a4-6 viết Ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ vua nhường ngôi cho Hoàng Thái tử rút lui về ở Bắc cung. Thái tử lên ngôi Hoàng đế cải nguyên là Thiệu Long . Vậy rõ ràng Quang Bính của Nguyên sử là một tên khác của vua Trần Thánh Tông trong ĐVSKTT. Tiếp đến An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 3b13 viết Năm Chí Nguyên 14 Quang Bính chết người trong nước lập thế tử Nhật Huyên sai trung thị đại phu Châu Trọng Ngạn trung lượng đại phu Ngô Đức Thiệu đến chầu . Năm Chí Nguyên thứ 14 tức năm 1277. Đây đúng là năm vua Trần Thái Tông Nhật Cảnh mất như ĐVSKTT 5 tờ 59a6-7 đã ghi. Chính dựa vào năm mất này của Quang Bính mà Yamamoto đã đi đến kết luận Quang Bính chính là một tên khác của vua Trần .