Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG Tác giả: Lê Mạnh Phát 2 Nam ông mộng lục do Hồ Nguyên Trừng viết vào năm 1438 ở Trung Quốc. Trong 31 thiên truyện do ông ghi lại, ta thấy Hồ Nguyên Trừng đã dành 4 thiên để ghi về vua Trần Nhân Tông. Đó là các thiên về Trúc Lâm thị tịch (số 2), Tổ linh định mệnh (số 3), Cảm kích đồ hành (số 17) và Thi ý thanh tân (số 19), nghĩa là chiếm 15% nội dung tác phẩm. Qua những ghi chép này, ta không những được cung cấp thêm một. | NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG Tác giả Lê Mạnh Phát 2 Nam ông mộng lục do Hồ Nguyên Trừng viết vào năm 1438 ở Trung Quốc. Trong 31 thiên truyện do ông ghi lại ta thấy Hồ Nguyên Trừng đã dành 4 thiên để ghi về vua Trần Nhân Tông. Đó là các thiên về Trúc Lâm thị tịch số 2 Tổ linh định mệnh số 3 Cảm kích đồ hành số 17 và Thi ý thanh tân số 19 nghĩa là chiếm 15 nội dung tác phẩm. Qua những ghi chép này ta không những được cung cấp thêm một số sự kiện và văn bản liên hệ tới vuaTrần Nhân Tông mà còn thấy được một phần nào những tác động và ảnh hưởng mà vua Trần Nhân Tông đã có đối với hậu thế. Cuối cùng là Việt âm thi tập. Tác phẩm này là một thành quả của cuộc vận động chấn hưng văn hoá dân tộc sau khi đánh đuổi quân Minh và phục hồi nền độc lập dân tộc của vị anh hùng Lê Lợi. Nó được biên soạn trong giai đoạn Phan Phu Tiên đang còn làm ở Quốc sử quán vào năm 1334 và sau đó được Chu Xa hoàn thành vào năm Diên Ninh thứ sáu 1443 . Về phần Trần Nhân Tông Phan Phu Tiên và Chu Xa đã thu thập được 26 bài thơ. Nguồn tư liệu sử dụng chắc hẳn xuất phát từ những tác phẩm mà Quốc sử quán đã tập hợp được và Phan Phu Tiên dùng để viết nên bộ Đại Việt sử ký tục biên. Điểm đáng chú ý là có bài thơ Hạnh Thiên Trường phủ Việt âm thi tập bảo là của Trần Nhân Tông và chép xuất xứ là từ Quốc sử. Quốc sử đây tức chắc chắn làĐại Việt sử ký tục biên của chính Phan Phu Tiên. Thế nhưng bản ĐVSKTT ngày nay xuất phát từ Nội các quan bản lại chép là của Trần Thánh Tông. Khảo Nam ông mộng lục thì bài thơ đó cũng được ghi là của Trần Thánh Tông. Vậy bản Việt âm thi tập in năm Bảo Thái thứ 7 1727 có sự sai sót nào chăng Bản Việt âm thi tập này sau đó đã được dùng làm nguồn tư liệu cho các tác phẩm có ghi chép về thơ văn của các vua quan đời Trần. Điển hình là bộ sách đồ sộ Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn và Trần triều thế phả hành trạng của một tác giả vô danh đời Nguyễn. Về phần Trần Nhân Tông Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn sau khi loại bài thơ Hạnh Thiên Trường phủ cũng chỉ giới hạn trong số 26 .