Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
TÍNH BỀN CỦA CÁC HỆ KEO VÀ SỰ KEO TỤ Tính bền và tính keo tụ hoặc tính đông tụ là những tính chất cơ bản của các hệ keo. Các tính chất đó gắn liền với tính siêu vi dị thể và tính chất của bề mặt các hạt, từ mối liên hệ giữa bề mặt hạt keo với môi trường và với các yếu tố bên ngoài khác. Cần thiết phải hiểu được yếu tố chủ yếu quyết định tính bền, nguyên tắc keo tụ, cơ chế tác dụng của các yêu tố làm bền hoặc gây động. | Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Hoá keo 52 CHƯƠNG V TÍNH BỀN CỦA CÁC HỆ KEO VÀ Sự KEO TỤ Tính bền và tính keo tụ hoặc tính đông tụ là những tính chất cơ bản của các hệ keo. Các tính chất đó gắn liền với tính siêu vi dị thể và tính chất của bề mặt các hạt từ mối liên hệ giữa bề mặt hạt keo với môi trường và với các yếu tố bên ngoài khác. Cần thiết phải hiểu được yếu tố chủ yếu quyết định tính bền nguyên tắc keo tụ cơ chế tác dụng của các yêu tố làm bền hoặc gây động tụ. Nghiên cứu các tính chất đó giúp chúng ta điều khiển hệ để sử dụng hệ có hiệu quả. I. Tính bền của các hệ keo. 1. Lý thuyết về tính bền. Tính bền của hệ phân tán gắn liền với tính phân tán của hệ. Thời gian mà hạt phân bố đồng đều trong hệ càng dài thì tính bền của hệ càng cao. Trái với tính bền là tính keo tụ hoặc đông tụ đó là tính kết dính tính tập hợp đông vón và sa lắng. Khi xảy ra keo tụ là lúc tính bền của hệ biến mất tính phân tán không còn. Kết quả là dung dịch keo tách thành 2 pha rõ rệt pha keo tụ chỉ gồm các hạt của chất phân tán và pha lỏng chỉ gồm môi trường phân tán. 2. Tính bền động học và tính bền nhiệt động học Căn cứ vào tính phân tán và tính kết dính tính bền của hệ có 2 loại là tính bền động học và tính bền nhiệt động học. Tính bền động học hay tính bền phân bố là khả năng chống lại sự sa lắng của hạt. Các hạt keo có chuyển động nhiệt tính chất này chống lại sự sa lắng của hạt. Ký hiệu ọ là đại lượng đặc trưng cho tính bền phân bố thì ọ tỷ lệ nghịch với tốc độ sa lắng của hạt xem công thức I.6 F-1 h V.1 v r t v tốc độ sa lắng r bán kính hạt phân tán h độ cao mà hạt sa lắng được trong thời gian t k hằng số đối số một hệ phân tán xác định ở nhiệt độ không đổi Vậy - Tính bền động học tỷ lệ nghịch với kích thước hạt phân tán. Kích thước hạt càng lớn tính bền động học của hạt càng nhỏ. - Tính bền động học cho biết thời gian sa lắng ọ của hạt. Đó là thời gian để hạt sa lắng được 1cm. Thời gian sa lắng càng dài thì tính bền động học càng cao - xem bảng V. 1. Bảng V.1 Thời