Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'giáo trình nguyên lý hệ điều hành_chương 2', công nghệ thông tin, hệ điều hành phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Đại Học Cần Thơ - Khoa Công Nghệ Thông Tin - Giáo Trình Hệ Điều Hành - V1.0 CẤU TRÚC HỆ ĐIỀU HÀNH I Mục đích Sau khi học xong chương này người học nắm được những kiến thức sau o Hiểu hệ điều hành từ ba khía cạnh người dùng người lập trình và người thiết kế o Hiểu các dịch vụ mà hệ điều hànhcung cấp o Biết các phương pháp được dùng để thiết kế kiến trúc hệ điều hành II Giới thiệu Hệ điều hành cung cấp môi trường cho các chương trình thực thi. Nội tại các hệ điều hành rất khác biệt nhau về kiến trúc chúng được tổ chức cùng với các dòng khác nhau. Thiết kế một hệ điều hành mới là một công việc quan trọng. Các mục đích của hệ thống phải được định nghĩa rõ ràng trước khi thiết kế bắt đầu. Kiểu hệ thống mong muốn là cơ sở cho việc chọn lựa giữa các giải thuật và chiến lược khác nhau. Hệ điều hành có thể được nhìn từ nhiều lợi điểm khác nhau. Người này xem xét các dịch vụ mà hệ điều hành cung cấp. Người kia quan tâm đến giao diện mà hệ điều hành mang lại cho người dùng và người lập trình. Người khác lại phân rã hệ thống thành những thành phần và các mối quan hệ bên trong của chúng. Trong chương này chúng ta tìm hiểu cả ba khía cạnh của hệ điều hành thể hiện ba quan điểm của người dùng người lập trình và người thiết kế hệ điều hành. Chúng ta xem xét các dịch vụ mà hệ điều hành cung cấp cách chúng được cung cấp và các phương pháp khác nhau được dùng cho việc thiết kế hệ điều hành. III Các thành phần hệ thống Chúng ta có thể tạo ra một hệ thống lớn và phức tạp như hệ điều hành chỉ khi phân chia hệ điều hành thành những phần nhỏ hơn. Mỗi phần nên là một thành phần được mô tả rõ ràng của hệ thống với xuất nhập và các chức năng được định nghĩa cẩn thận. Tuy nhiên nhiều hệ thống hiện đại chia sẻ mục tiêu hỗ trợ các thành phần hệ thống được liệt kê sau đây III.1 Quản lý quá trình Một chương trình không làm gì trừ khi các chỉ thị của nó được thực thi bởi một CPU. Một quá trình có thể được xem như một chương đang thực thi nhưng định nghĩa của nó sẽ mở rộng khi chúng ta khám phá chi