Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Dinh dưỡng chiếm một vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ em. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến tình hình bệnh tật làm bệnh tật dễ phát sinh, hay làm bệnh chậm lành hoặc nặng hơn ở trẻ thiếu dinh dưỡng. Vì thế dinh dưỡng trẻ em không chỉ giới hạn về dinh dưỡng của trẻ sau sinh mà phải bao hàm dinh dưỡng của bà mẹ lúc mang thai và xa hơn nữa là tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước lúc mang thai. . | DINH DƯỠNG TRẺ EM Kỳ 1 Bộ môn Nhi Trường Đại học Y dược Huế Dinh dưỡng chiếm một vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ em. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng phát triển của trẻ ảnh hưởng đến tình hình bệnh tật làm bệnh tật dễ phát sinh hay làm bệnh chậm lành hoặc nặng hơn ở trẻ thiếu dinh dưỡng. Vì thế dinh dưỡng trẻ em không chỉ giới hạn về dinh dưỡng của trẻ sau sinh mà phải bao hàm dinh dưỡng của bà mẹ lúc mang thai và xa hơn nữa là tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước lúc mang thai. I. NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 1.1. Sinh lý của sự sản xuất sữa Sữa mẹ được sản xuất từ những tế bào của nang sữa tuyến vú . Xung quanh nang sữa là các tế bào cơ nó co thắt và đẩy sữa ra ngoài qua ống dẫn dẫn sữa từ nang sữa ra ngoài. Ở phần quần vú các ống trở nên rộng hơn và hình thành các xoang sữa. Đó là nơi sữa được gom lại để chuẩn bị cho một bữa ăn. ông hẹp trở lại khi nó qua núm vú. Tổ chức xung quanh ống dẫn sữa và nang sữa gồm có mô mỡ mô liên kết mạch máu. Tổ chức mỡ và mô liên kết quyết định độ lớn của vú. Cuối thời kỳ thai nghén vú lớn gấp 2 - 3 lần so với lúc bình thường. Sau khi sinh sản xuất sữa mẹ được điều chỉnh bởi hai phản xạ 1.1.1. Phản xạ sinh sữa Khi đứa trẻ mút vú xung động cảm giác đi từ vú lên não tác động lên thuỳ trước của tuyến yên để bài tiết ra prolactin. Prolactin đi vào máu đến vú làm cho các tế bào bài tiết sữa sản xuất ra sữa. Phần lớn prolactin ở trong máu trong khoảng 30 phút sau bữa bú. Chính vì thế nó giúp vú tạo sữa cho bữa ăn tiếp theo. Đối với bữa ăn này đứa trẻ bú sữa mà nó đã có sẵn trong vú. Vì thế cần cho trẻ bú nhiều thì vú mẹ sẽ tạo nhiều sữa. Prolactin thường được sản xuất nhiều về ban đêm vì vậy nên cho con bú vào ban đêm để duy trì việc tạo sữa. Prolactin làm cho bà mẹ cảm thấy thư giãn và đôi khi buồn ngủ vì thế bà mẹ có thể nghỉ ngơi tốt ngay cả khi cho con bú vào ban đêm. Ngoài ra prolactin còn ngăn cản sự phóng noãn vì thế có thể giúp mẹ không có thai trở lại. 1.1.2. Phản xạ xuống sữa hay tiết sữa Khi trẻ bú xung động từ .