Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cũng như với bất cứ khoa học nào khác, Trí tuệ nhân tạo (AI : Artificial Intelligence) tự nó liên quan đến một tập hợp nhất định những vấn đề và triển khai một nhóm các kỹ thuật đặc thù để tiếp cận những vấn đề đó. Một lịch sử hình thành và phát triển ngắn gọn về Trí tuệ nhân tạo, về những con người và những nhận định đã định hình, một số các định nghĩa và cách nhìn khái quát về các lĩnh vực ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo được trình bày dưới đây sẽ. | Chương 9: Học máy PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Mặc dù trong các thế kỷ 18, 19 và đầu thế kỷ 20, sự hình thức hóa trong khoa học và toán học đã tạo điều kiện tiên quyết về mặt trí tuệ cho việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, nhưng phải cho đến thế kỷ 20 cùng với sự ra đời của máy tính số thì Trí tuệ nhân tạo (AI : Artificial Intelligence) mới trở thành một ngành khoa học có sức sống. Cho đến cuối những năm 1940, bằng những chương trình thông minh, các máy tính số đã cho thấy được tiềm năng to lớn của chúng trong việc cung cấp bộ nhớ và sức mạnh cho những xử lý cần thiết. Ngày nay, chúng ta có thể cài đặt các hệ suy luận hình thức vào trong máy tính và kiểm tra một cách thực nghiệm khả năng biểu lộ trí thông minh của chúng. Một thành phần không thể thiếu được của Trí tuệ nhân tạo là việc dùng các máy tính số như một phương tiện chọn lựa để tạo ra và thử nghiệm các lý thuyết về trí tuệ. Không chỉ thế, kiến trúc của chúng còn cung cấp một mô hình đặc trưng cho những lý thuyết đó: trí tuệ là một hình thức xử lý thông tin. Những kỹ thuật và hình thức được khảo sát trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo luôn thể hiện mối quan hệ khắng khít giữa máy tính số và những cốt lõi lý thuyết của nó. Cũng như với bất cứ khoa học nào khác, Trí tuệ nhân tạo (AI : Artificial Intelligence) tự nó liên quan đến một tập hợp nhất định những vấn đề và triển khai một nhóm các kỹ thuật đặc thù để tiếp cận những vấn đề đó. Một lịch sử hình thành và phát triển ngắn gọn về Trí tuệ nhân tạo, về những con người và những nhận định đã định hình, một số các định nghĩa và cách nhìn khái quát về các lĩnh vực ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo được trình bày dưới đây sẽ giúp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về ngành khoa học còn tương đối mới mẻ này. Võ Huỳnh Trâm – Trần Ngân Bình 1 Giáo Trình Trí Tuệ Nhân Tạo Chương I: GIỚI THIỆU VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Nội dung chính: Trong chương này, chúng ta sẽ giới thiệu một cách khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của khoa học Trí tuệ nhân tạo, các .