Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Lý thuyết hiện nay trong lĩnh vực nhân học văn hóa xã hội đang suy thoái. Bài viết này hướng tới hai mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là chỉ ra lý do tại sao một dự án , dự án của các nhà phong đoán Greertizian, lại u ám như vậy. Mục tiêu thứ hai là đưa ra một phương pháp luận tiếp cận chân lý qua đó giúp cho ngành nghiên cứu này trở nên bớt nhàm chán. | Động lực học văn hóa http://cdy.sagepub.com Lý thuyết nhân học thế kỷ 19 Stephen P.Reyna Động lực học văn hóa 1997; 9; 325 DOI: Phiên bản online của bài báo này có thể tìm thấy tại website: http://cdy.sagepub.com/cgi/content/abstract/9/3/325 Xuất bản: SAGE publications http://www.sagepublications.com Các thông tin và dịch vụ hỗ trợ về Động lực học văn hóa có thể tìm thấy tại Email 1 LÝ THUYẾT NHÂN HỌC THẾ KỶ 19 STEPHEN P. REYNA Đại học New Hampshire Người dịch: Nguyễn Quang, Đại học Ngoại Thương Hà Nội TÓM TẮT Lý thuyết hiện nay trong lĩnh vực nhân học văn hóa xã hội đang suy thoái. Bài viết này hướng tới hai mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là chỉ ra lý do tại sao một dự án, dự án của các nhà phỏng đoán Geertizian, lại u ám như vậy. Mục tiêu thứ hai là đưa ra một phương pháp luận tiếp cận chân lý qua đó giúp cho ngành nghiên cứu này trở nên bớt nhàm chán. Tiếp cận chân lý phát triển bằng cách chỉ ra những điều chưa rõ. Phương pháp này cung cấp thông tin về những điều cần biết mà người ta chưa biết để củng cố lý thuyết. Phương pháp luận này được áp dụng trên một khía cạnh nào đó vào các tác phẩm của Bourdieu, Comaroffs và Sahlin. Phương pháp luận này chỉ ra rằng, những học giả trên đi theo trật tự lý thuyết của Hegel/Sartre và chịu ảnh hưởng của một lỗ hổng. Lỗ hổng này, theo thuật ngữ của Sartre, có vẻ là “thuyết nhị nguyên không thể bác bỏ” giữa xã hội và chủ cách. Việc lấp đầy lỗ hổng này có lẽ là một kế hoạch xứng đáng nhằm đưa nhân học văn hóa xã hội ra khỏi những hạn chế của một lý thuyết nhàm chán. Bài viết này nghiên cứu về 4 dự án trong nhân học. Dự án đầu tiên là khoa chú giải các phỏng đoán của Clifford Geertz, đặc biệt là những gì được nêu trong tác phầm Works and Lives – tác phẩm và cuộc sống (1988) và After the fact- Phía sau sự thật (1995). Dự án thứ hai là lý thuyết thực tiễn của Pierre Bourdieu, đã được nêu bật trong tác phẩm The Logic of Social Practice – Lô gíc của thực tế xã hội (1990). Dự án thứ ba là dự án của một nhà tư tưởng Gramscian được đưa .