Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Các giám đốc điều hành (CEO) giỏi có thể có tính cách, thái độ, quan niệm về giá trị, điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên, để trở thành một CEO có sức thuyết phục, họ thường phải tuân thủ 8 nguyên tắc. | 8 nguyên tắc cho một CEO giỏi Các giám đốc điều hành (CEO) giỏi có thể có tính cách, thái độ, quan niệm về giá trị, điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên, để trở thành một CEO có sức thuyết phục, họ thường phải tuân thủ 8 nguyên tắc. CEO cần xây dựng kế hoạch hành động Khi bắt tay vào công việc, các CEO cần lên kế hoạch. Mỗi kế hoạch hành động là một bản tường trình những dự định chứ không phải là một bản cam kết, một sự ràng buộc cứng nhắc. Kế hoạch hành động cần phải được xem xét lại thường xuyên dựa trên những thay đổi về môi trường kinh doanh, thị trường và nhất là nhân sự trong doanh nghiệp. CEO phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Bạn chỉ nên ra quyết định khi mọi người đã thông suốt vấn đề, người thực hiện; thời hạn CEO cần chọn đúng người cho đúng việc và giao đúng việc cho đúng người. Những CEO giỏi cũng phải tự chịu trách nhiệm trong việc truyền đạt thông tin. Họ phải bảo đảm rằng mọi người trong công ty hiểu được các kế hoạch hành động của họ. Điều này cũng có nghĩa là họ chia sẻ các kế hoạch của mình với tất cả các đồng nghiệp - cấp trên, cấp dưới, cũng như đồng sự - và mong muốn họ đưa ra những lời nhận xét. Tập trung vào các cơ hội. Việc giải quyết khó khăn chỉ ngăn ngừa thiệt hại mà không đem đến kết quả. Các CEO hiệu quả xem một sự thay đổi là cơ hội chứ không phải là mối đe dọa. Họ tự hỏi “Làm thế nào để chúng ta có thể biến sự thay đổi này thành một cơ hội cho doanh nghiệp?". Các CEO hiệu quả còn phải bảo đảm rằng những khó khăn không lấn át các cơ hội. Là một CEO khôn ngoan, bạn nên để những cơ hội lên trước và đưa những khó khăn ra sau. Chỉ khi đã phân tích xong các cơ hội, bạn mới quay sang thảo luận những khó khăn. CEO phải tổ chức những cuộc họp có hiệu quả. Các loại cuộc họp khác nhau đòi hỏi các hình thức chuẩn bị khác nhau và sẽ đi đến những kết quả khác nhau. Sau khi đã xác định nội dung và hình thức của cuộc họp, bạn nên bám theo chúng và nên dừng cuộc họp lại ngay sau khi đã đạt được mục đích chính. Bạn không nên đưa ra một vấn đề khác để thảo luận mà nên tóm tắt lại những vấn đề đã bàn bạc để theo dõi tiếp. Việc theo dõi, triển khai những kết luận của cuộc họp cũng quan trọng không kém bản thân cuộc họp. Dùng từ “chúng tôi” trong suy nghĩ và lời nói. Các CEO có được quyền lực chỉ vì họ được tổ chức tin tưởng. Để có được sự tin tưởng của các nhân viên và trở thành một người có tính thuyết phục, bạn không nên dùng từ 'tôi' trong suy nghĩ và hành động của mình mà thay vào đó bạn nên dùng từ 'chúng tôi'. Theo Doanh nhân Sài Gòn