Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Spirulina do nhà nghiên cứu người Đức, Deurben đặt tên năm 1827, trên cơ sở hình thái đặc trưng nhất là dạng sợi xoắn ốc của tảo. Sau này nó được các chuyên gia phân loại học thống nhất tên khoa học đầy đủ: ngành Cyanophyta (thực vật lục - lam), lớp Hormogoniophyceae, bộ Oscillatoriales (tảo tràng hạt), họ Oscillatoriaceae, chi Spirulina (tảo xoắn). Phân loại và tên gọi Chi Spirulina có nhiều loài (35 loài) đã được phát hiện, hai loài có nguồn gốc châu Phi và Nam Mỹ là: S. geitleri (S. maxima) và S. platensis được nghiên cứu. | Tìm hiểu về tảo spirulina Spirulina do nhà nghiên cứu người Đức Deurben đặt tên năm 1827 trên cơ sở hình thái đặc trưng nhất là dạng sợi xoắn ốc của tảo. Sau này nó được các chuyên gia phân loại học thống nhất tên khoa học đầy đủ ngành Cyanophyta thực vật lục - lam lớp Hormogoniophyceae bộ Oscillatoriales tảo tràng hạt họ Oscillatoriaceae chi Spirulina tảo xoắn . Phân loại và tên gọi Chi Spirulina có nhiều loài 35 loài đã được phát hiện hai loài có nguồn gốc châu Phi và Nam Mỹ là S. geitleri S. maxima và S. platensis được nghiên cứu đầu tiên nhiều nhất. Ở Việt Nam giống được nghiên cứu đầu tiên lưu giữ ở Viện sinh vật học là S. platensis Gom Geitler do Pháp cung cấp. Cũng theo khảo sát của viện này ở nước ta đã thấy 10 loài Spirulina. Các loài Spirulina trên sống tự nhiên trong ao hồ ruộng lúa sông ngòi đơn độc hay kết thành đám trên mặt nước. Đặc biệt khoảng giữa năm 1994 S. platensis phát triển mạnh ở hồ Bảy Mẫu Hà Nội có thể vớt được rất nhiều tảo khô mỗi ngày nắng hè. Trong cách phân loại đặt tên khoa học thường các đặc tính quan trọng nhất về hình thái kiểu dinh dưỡng tế bào học và cấu trúc gen di truyền được biểu đạt ngắn gọn nhất. Tên Spirulina do gốc từ Latinh và Anh ngữ Spiral có nghĩa là xoắn do tảo này có dạng tiêu biểu nhất là sợi xoắn ốc nên còn gọi là tảo xoắn hay tạo dạng xoắn. Người Nhật Bản chuyển từ tảo xoắn thành rasenmo tương tự người Pháp gọi là Spirulines. Ở Việt Nam nó cũng có nhiều tên gọi vi tảo Spirulina tảo xoắn xanh tảo lục - lam nhưng tên Spirulina vẫn thông dụng nhất. Trong cách phân loại mới hiện nay tảo Spirulina được xếp vào ngành vi khuẩn Bacteriophyta trên các ngành tảo khác thay cho xếp chung vào ngành tảo như cũ lý do của sự thay đổi hợp lý này là các nghiên cứu những năm 1970 -1980 thấy các tảo lam có nhiều đặc điểm chung với vi khuẩn như nhân chưa hoàn chỉnh tiền nhân nhân chưa có màng không có ty thể và lục lạp. Tên mới dần thông dụng của Spirulina là vi khuẩn lục lam Spirulina. Do đặc điểm có thể di động được trong môi .