Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Gừng gió còn gọi là riềng gió, ngải xanh, cây mai gan (theo đồng bào dân tộc miền núi), ngải mặt trời, riềng dại, gừng dại, gừng riềng, phong | Gừng gió chữa xơ gan cổ trướng 09/04/2010 06:58:55 - Gừng gió còn gọi là riềng gió, ngải xanh, cây mai gan (theo đồng bào dân tộc miền núi), ngải mặt trời, riềng dại, gừng dại, gừng riềng, phong khương, khinh keng (Tày). TIN LIÊN QUAN Cà phê giúp giảm xơ gan Người ta đã phân tích thành phần của gừng gió thấy chứa nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Đông y cho rằng, gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm, với công năng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết, nên trị được chứng trúng gió, chóng mặt, nôn nao, ngất xỉu, đặc biệt có khả năng tẩy độc, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt, khiến da dẻ trở nên hồng hào. * Chữa trúng gió bị ngất: Lấy thân củ gừng gió 20 - 30g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu chắt lấy nước uống. * Chữa chứng tê chân lạnh: Dùng gừng gió giã nhỏ cho chút rượu rồi chưng nóng lấy bã xoa xát khắp người. * Trị chứng suy dinh dưỡng: Lấy thân rễ gừng gió xắt mỏng với lượng từ 40 - 50g tươi hay đã sấy khô cho vào 650ml rượu cao độ (40 - 45 độ), ngâm trong 15 - 20 ngày là dùng được. Gạn lấy nước rượu uống mỗi ngày 3 ly nhỏ (chừng 15 - 20ml) khai vị vào trước bữa ăn. Không sử dụng cho người bị xơ gan cổ trướng. * Làm cầm máu vết thương: Lấy thân rễ gừng gió giã nát cùng lá chàm mèo rồi đắp vào vết thương băng giữ. Gừng gió chữa xơ gan cổ trướng. Ảnh: phayant.blogspot.com * Chữa xơ gan cổ trướng: Thân rễ gừng gió 100g tươi, để nguyên vỏ rửa sạch, thái mỏng không sao vàng, cho vào ấm đất, đổ 4 bát ăn cơm nước, sắc nhỏ lửa còn 1 bát gạn lấy nước uống vào lúc 10 giờ. Nước hai cũng đổ 4 bát nước, sắc nhỏ lửa còn lại 1 bát uống vào lúc 16 giờ. Sau khi uống thuốc gừng gió chừng 1 - 2 tiếng sẽ thấy bụng sôi nhẹ và muốn đại tiện. Khi đại tiện thấy phân loãng, hôi, màu nhạt nâu như bã cà phê là có tác dụng. Tuy nhiên, trong suốt thời gian sử dụng thuốc cần phải ăn nhạt, hạn chế ăn các loại hoa quả chín giàu kali vì sẽ gây đầy bụng, kiêng rượu, bia, không ăn mỡ động vật, ăn ít dầu thực vật và không ăn các chất tanh.