Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Sử dụng đa phương tiện trong dạy học tiếng Trung Quốc tại trường Đại học Mở Hà Nội đề cập đến lý thuyết đa phương tiện trong dạy học ngôn ngữ; Thực trạng sử dụng đa phương tiện trong giảng dạy học phần Thực hành tiếng 1 – nói 1 cho sinh viên năm thứ nhất của khoa Ngôn ngữ Trung Quốc, Đại học Mở Hà Nội; Khuyến nghị khi sử dụng đa phương tiện trong dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học ngôn ngữ Trung quốc hiện nay. | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 64 2022 107 SỬ DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG DẠY HỌC TIẾNG TRUNG QUỐC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Huang He Meng Trường Đại học Mở Hà Nội Tóm tắt Tiếng Trung Quốc là một trong những ngôn ngữ được dạy học phổ biến trong các trường Đại học ở Việt Nam. Điều đó không chỉ đem lại nhiều cơ hội cho cho đội ngũ giảng viên dạy tiếng Trung Quốc thể hiện tài năng bản thân đồng thời cũng là những thách thức cho họ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và hình thức phương pháp dạy học. Trong dạy học ngôn ngữ bao gồm tiếng Trung Quốc sử dụng đa phương tiện trở thành một xu thế phổ biến để nâng cao hiệu quả trong giờ dạy tạo niềm yêu thích say mê cho sinh viên đối với ngôn ngữ mới. Trong phạm vi bài viết này tác giả đề cập đến lý thuyết đa phương tiện trong dạy học ngôn ngữ thực trạng sử dụng đa phương tiện trong giảng dạy học phần Thực hành tiếng 1 nói 1 cho sinh viên năm thứ nhất của khoa Ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Mở Hà Nội khuyến nghị khi sử dụng đa phương tiện trong dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học ngôn ngữ Trung quốc hiện nay. Từ khóa Học phần thực hành tiếng 1 nói 1 đa phương tiện dạy học tiếng Trung Quốc ứng dụng công nghệ thông tin Đại học Mở Hà Nội. Nhận bài ngày 20.8.2022 gửi phản biện chỉnh sửa duyệt đăng ngày 26.9.2022 Liên hệ tác giả Huang He Meng Email huanghemeng@hou.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Cách mạng công nghệ 4.0 với sự phát triển nhanh chóng về các thiết bị phần cứng và ứng dụng phần mềm đã làm thay đổi mọi mặt trong xã hội trong đó có giáo dục. Xu hướng sử dụng đa phương tiện trong dạy học nói chung là một tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Vấn đề này được đề cập từ rất sớm cụ thể vào giữa thế kỷ XX Dale đã đề cập đến mô hình dạy học này qua khái niệm Hình nón học tập Cone of Experience một mô hình trực quan về sự cụ thể của các loại phương tiện nghe nhìn khác nhau theo nguyên tắc Tôi nghe tôi quên Tôi nhìn tôi nhớ Tôi làm tôi hiểu 1 . Sau đó Richard E. Mayer trong tác phẩm Multimedia learning đã đề cập vấn đề dạy học đa phương tiện khá .