Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá tác động ngập nước và xâm nhập mặn đến hoạt động quân sự khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tình hình ứng phó tại các đơn vị

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết Đánh giá tác động ngập nước và xâm nhập mặn đến hoạt động quân sự khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tình hình ứng phó tại các đơn vị đánh giá tình hình ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do tác động của ngập/xâm nhập mặn đến hoạt động quân sự, công trình quân sự trên địa bàn 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã thực hiện khảo sát tại các đơn vị quân sự về hiện trạng triển khai các biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại và khảo sát mức độ ảnh hưởng của ngập/xâm nhập mặn đến các đơn vị khảo sát. | Nghiên cứu khoa học công nghệ Đánh giá tác động ngập nước và xâm nhập mặn đến hoạt động quân sự khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tình hình ứng phó tại các đơn vị Trần Ngọc Lam Tuyền Bùi Hồng Hà Nguyễn Thị Xuân Hồng Viện Nhiệt đới Môi trường Viện Khoa học và Công nghệ quân sự. Email suoixanh@yahoo.com Nhận bài 01 11 2022 Hoàn thiện 18 11 2022 Chấp nhận đăng 14 12 2022 Xuất bản 20 12 2022. DOI https doi.org 10.54939 1859-1043.j.mst.VITTEP.2022.167-177 TÓM TẮT Tình hình ngập xâm nhập mặn đang diễn ra trên địa bàn 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tác động tiêu cực đến các hoạt động quân sự công trình quân sự quân khu. Tác giả đã tiến hành lập bảng khảo sát thu thập các phiếu điều tra khảo sát hiện trạng ngập xâm nhập mặn và tình hình ứng phó giảm thiểu thiệt hại của các đơn vị bị ảnh hưởng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các đơn vị bị ảnh hưởng nhiều bởi ngập nước và xâm nhập mặn vào thời điểm 2020 trở về trước. Tại thời điểm khảo sát năm 2021-2022 các đơn vị đã và đang áp dụng các giải pháp thích nghi ứng phó giảm thiểu tác động của ngập nước và xâm nhập mặn do đó ảnh hưởng của ngập xâm nhập mặn không còn nhiều như ở thời điểm trước. Các kết quả khảo sát cho thấy việc ứng phó và giảm thiểu tác động do ngập xâm nhập mặn đạt hiệu quả tại thời điểm khảo sát so với các năm trước. Từ khoá Ứng phó ngập xâm nhập mặn Giảm thiểu thiệt hại ngập xâm nhập mặn. 1. MỞ ĐẦU Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL được đánh giá là khu vực có an ninh nước cao nhất Việt Nam với nguồn tài nguyên nước mặt từ sông Mê Công và lượng mưa đáp ứng 70-80 nhu cầu sử dụng nước và trữ lượng nước dưới đất có mức 10-13 tỷ m3 năm. Tuy nhiên cuối thập niên 2000 trở lại đây thì vấn đề này ở ĐBSCL ngày càng trở nên phức tạp rõ rệt trước những hậu quả do Biến đổi khí hậu - Nước biển dâng BĐKH-NBD phát triển thủy điện trên dòng chính và các hoạt động khai thác nước 1 . Năm 2016 với chiều sâu xâm nhập của ranh mặn 4 khoảng 80 km dẫn đến 10 13 tỉnh nhiễm mặn năm 2020 ranh mặn

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.