Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954; Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954; Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1965 – 1975. Mời các bạn cùng tham khảo! | CHƯƠNG 3 VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 3.1. Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 3.1.1. Các sự kiện tiêu biểu Sau Cách mạng tháng Tám hầu hết các nhà văn Tiền chiến đều nhiệt tình ủng hộ chế độ mới. Các khuynh hướng văn học đã có từ trước 1945 vẫn tiếp tục phát triển theo quán tính. Nếu như trước đây văn học cách mạng bị chính quyền thực dân cấm đoán thì nay được ra hoạt động công khai và trở thành dòng chủ lưu. Các nhà văn lãng mạn vẫn tiếp tục sáng tác nhưng có thay đổi về cảm hứng thẩm mỹ. Họ giảm bớt tính mơ mộng viễn vông để tăng cường yếu tố hiện thực và cách mạng trong tác phẩm. Tuy nhiên nhiều người có góc nhìn riêng về cách mạng và tương lai dân tộc nên đôi lúc cũng không tránh khỏi va chạm với các khuynh hướng văn học khác. Những tác phẩm này được đăng chủ yếu trên báo Ngày nay Chính Nghĩa tập Văn hóa và cách mạng Chúng ta có thể chia các nhà văn lã ng mạn sau năm 1945 làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những nhà văn có lập trường tư sản chủ yếu là các cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn. Nhất Linh không còn sáng tác nhiều như trước nhưng vẫn tham gia các hoạt động văn hóa. Khái Hưng viết Khúc tiêu ai oán Chống xâm lăng Bốp và Bíp dưới hình thức phúng dụ để ám chỉ tình hình chính trị phức tạp lúc bấy giờ. Ngoài ra còn phải kể đến các nhà lý luận như Trương Tửu Nguyễn Đức Quỳnh Những nhà văn theo khuynh hướng này có vẻ bị lạc điệu trong môi trường cách mạng. Từ khoảng sau năm 1950 khuynh hướng này hoàn toàn tách ra khỏi dòng văn học kháng chiến chống Pháp. Nhóm thứ hai là những nhà văn lãng mạn đã hòa nhập vào xu thế chính trị mới. Những sáng tác của họ trong hai năm 1945 - 1946 vẫn còn rơi rớt một vài dư âm cũ. Trong Nguyễn Chùa Đàn Nguyễn Tuân vẫn còn hơi hướng lãng mạn. Nhưng đến Vô đề Cỏ độc lập Ngày đầy tuổi tô i cách mạng ông đã có một tinh thần cách mạng triệt 142 để. Cũng như vậy với Hoài Thanh Dân khí miền Trung Xuân Diệu Việt Nam nghìn dặm Miền Nam nước Việt và người Việt miền Nam Nguyễn Huy Tưởng Ở chiến khu Một phút yếu đuối Huyền .