Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một chủ đề mới trong những thập kỷ gần đây, nó được xem như là chiến lược kinh doanh bền vững và được khai thác từ kía cạnh kinh doanh có đạo đức. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được chú ý đến các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Sau đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được phát triển hướng đến nội bộ doanh nghiệp nhằm phát huy năng lực tiềm ẩn của nhân viên dựa trên khía cạnh đạo đức. | TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 30 Tháng 01 2022 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NGHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VỚI NHÂN VIÊN MỘT QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠO ĐỨC LÃNH ĐẠO TRONG KINH DOANH Theoretical overview of corporate social responsibility to employees a perspective on leadership ethics in business 1 Nguyễn Tiến Dũng 1 Trường Cao đẳng BC Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp TP. HCM Việt Nam nguyentiendungmba@gmail.com Tóm tắt Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một chủ đề mới trong những thập kỷ gần đây nó được xem như là chiến lược kinh doanh bền vững và được khai thác từ kía cạnh kinh doanh có đạo đức. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được chú ý đến các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Sau đó trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được phát triển hướng đến nội bộ doanh nghiệp nhằm phát huy năng lực tiềm ẩn của nhân viên dựa trên khía cạnh đạo đức. Abstract Corporate social responsibility is a new topic in recent decades it is considered as a sustainable business strategy and is exploited from an ethical business perspective. Corporate social responsibility is focused on the objects outside the corporate. Then corporate social esponsibility was developed towards internal corporate to promote the hidden power of employees based on ethical aspect. Từ khóa Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nội bộ đạo đức lãnh đạo và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tính nhân văn trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp internal corporate social responsibility leadership ethics and corporate social responsibility. 1. Giới thiệu Nếu như trước đây việc kinh doanh của doanh nghiệp người ta thường đặt mục tiêu kinh tế như tối đa hóa doanh thu tối đa hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa chi phí. Mặc dù những mục tiêu đó là cần thiết nhưng thực tế cho thấy tất cả các mục tiêu này là thiếu bền vững các hoạt động nhằm đem lại lợi ích kinh tế đó chủ yếu là phục vụ cho doanh nghiệp nó chưa thể hiện hết trách nhiệm của doanh nghiệp với các bên tham gia mà trước hết là vai trò của nhà lãnh đạo .