Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu về các vấn đề phúc lợi cho thấy hậu quả của sự không thống nhất về thực hiện chính sách ở các nước đang phát triển là nghiêm trọng và hậu quả xuất phát trực tiếp từ sự kết hợp giữa việc chi tiêu ít đi và phải làm việc nhiều hơn. So sánh hai phương pháp để cải thiện phúc lợi xã hội, chính phủ nên bù đắp tổn thất xã hội bằng cách cải thiện tiêu dùng thay vì chính sách liên quan tới giờ làm. | HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHÔNG NHẤT QUÁN TRONG THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Tô Trung Thành NCS. Lê Thanh Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nghiên cứu sử dụng phương pháp SMM với dữ liệu của Việt Nam trong khuôn khổ mô hình Keynes mới theo xu hướng lạm phát trượt để cung cấp thông tin quan trọng và các đặc tính kinh tế của một nước đang phát triển điển hình. Sau đó các hậu quả của sự không thống nhất trong thực thi chính sách đối với nền kinh tế thực được phản ánh bởi cú sốc đối với lạm phát theo xu hướng được điều tra thông qua việc phân tích hàm phản ứng phân rã phương sai và tính toán chi phí phúc lợi xã hội. Với mô phỏng của hàm phản ứng những cú sốc này tác động tiêu cực đến nền kinh tế bằng cách bóp méo các thành phần và môi trường tới sự phát triển kinh tế dài hạn. Phân rã phương sai cũng nhấn mạnh vai trò của cú sốc này trong sự phát triển kinh tế dài hạn. Nghiên cứu về các vấn đề phúc lợi cho thấy hậu quả của sự không thống nhất về thực hiện chính sách ở các nước đang phát triển là nghiêm trọng và hậu quả xuất phát trực tiếp từ sự kết hợp giữa việc chi tiêu ít đi và phải làm việc nhiều hơn. So sánh hai phương pháp để cải thiện phúc lợi xã hội chính phủ nên bù đắp tổn thất xã hội bằng cách cải thiện tiêu dùng thay vì chính sách liên quan tới giờ làm. Phân loại JEL C63 E31 E52. Từ khóa Lạm phát xu hướng chi phí phúc lợi Second Order Approximation 1. Lời giới thiệu Mặc dù Việt Nam đã và đang trải qua một xu thế lạm phát ổn định trong những năm gần đây những ký ức về hậu quả của các cú sốc tiêu cực trong giai đoạn 1996-2017 vẫn in đậm trong tâm trí của các nhà kinh tế và hoạch định chính sách. Các cú sốc có thể kể tên như khủng hoảng tài chính châu Á 1997 sự gia tăng giá hàng hóa và nhiên liệu trên thị trường thế giới năm 1997. Và gần đây cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 2008 đã đem lại những hậu quả nặng nề hơn nữa. Những tín hiệu tiêu cực cả ở thị trường trong và ngoài nước đã 55 làm dấy lên mối quan ngại việc gia tăng lạm phát trong tương