Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng kênh hình trong ra đề kiểm tra Hóa học” nhằm mục đích nâng cao các kĩ năng liên hệ kiến thức qua các hình ảnh thí nghiệm, giải các bài toán, viết công thức, phương trình phản ứng, kỹ năng liên hệ thực tiễn. Khắc phục tình câu hỏi đưa ra trừu tượng, kiến thức của học sinh còn hời hợt, thiếu vững chắc, nhàm chán, chưa liên hệ với thực tế sinh động của sản xuất và đời sống. | 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn đề tài. Xu hướng mới của nền giáo dục hiện nay là hướng đến phát triển năng lực và chú ý nhiều hơn đến sở thích của người học. Do đó việc kiểm tra đánh giá cũng phải thay đổi cho phù hợp và tương xứng. Yêu cầu đặt ra là phải kiểm tra đánh giá được nhiều năng lực của người học. Các nhà giáo dục đã chú ý tới việc sử dụng hình ảnh trong kiểm tra đánh giá . Bởi vì hình ảnh chứa rất nhiều thông tin mang tính trực quan và thực tế cao. Chính vì thế nó đã giúp cho người học không còn áp lực nặng nề về lí thuyết mang tính hàn lâm tránh tình trạng học tủ học vẹt. Khi đổi mới phương pháp ra đề kiểm tra đánh giá nhiều thầy cô còn lúng túng trong việc biên soạn câu hỏi kiểm tra. Các câu hỏi đưa ra còn nặng về kiến thức lý thuyết chưa đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Đặc biệt là trong môn Hóa học là môn học gắn liền với thực tiễn nên đòi hỏi người giáo viên khi ra đề kiểm tra phải tìm tòi kỹ lưỡng để đưa ra được hệ thống cấu hỏi phù hợp nhất. Việc đưa các hình ảnh vào các câu hỏi không chỉ đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục trong lộ trình đổi mới mà còn giúp cho học sinh phát triển mọi năng lực nâng cao được kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn các bài tập cũng như thực tế cuộc sống. Mặt khác còn nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá trong dạy học. Chính vì những lý do đó nên tôi tìm tòi và nghiên cứu đồng thời áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong ra đề kiểm tra Hóa học nhằm mục đích nâng cao các kĩ năng liên hệ kiến thức qua các hình ảnh thí nghiệm giải các bài toán viết công thức phương trình phản ứng kỹ năng liên hệ thực tiễn. Khắc phục tình câu hỏi đưa ra trừu tượng kiến thức của học sinh còn hời hợt thiếu vững chắc nhàm chán chưa liên hệ với thực tế sinh động của sản xuất và đời sống. Khắc phục tình trạng nhiều học sinh chưa nắm chắc các khái niệm hóa học cơ bản chưa hiểu được các hiện tượng hóa học thông thường xảy ra trong đời sống và sản xuất học sinh chưa biết liên hệ với kiến thưc