Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài nghiên cứu này giới thiệu quan điểm về chuẩn mực đạo đức ở một số quốc gia nhằm cung cấp cái nhìn mở vấn đề này, mang tính chất tham khảo để doanh nghiệp có thêm cơ sở để xây dựng chuẩn mực đạo đức cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này. | MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC TRONG MARKETING Nguyễn Thị Thúy Khoa Marketing ĐH Tài chính Marketing Tóm tắt Đạo đức kinh doanh nói chung và đạo đức Marketing nói riêng đang được xem là vấn đề quan tâm của nhiều doanh nghiệp của khách hàng và của xã hội. Gần đây một số số doanh nghiệp được cho là vi phạm đạo đức kinh doanh làm mất đi niềm tin khách hàng xã hội đối với sản phẩm và doanh nghiệp. Tuy nhiên đạo đức là phạm trù mang tính xã hội nó là những quy chuẩn nguyên tắc lối ứng xử mang tính định hướng hành động chứ không có sự cưỡng ép trong thực hiện. Do đó để đánh giá một doanh nghiệp ở khía cạnh đạo đức là rất khó và để làm được điều này cần có sự đánh giá hành động thực tế so với những chuẩn mực đạo đức nhất định. Bài viết này giới thiệu quan điểm về chuẩn mực đạo đức ở một số quốc gia nhằm cung cấp cái nhìn mở vấn đề này mang tính chất tham khảo để doanh nghiệp có thêm cơ sở để xây dựng chuẩn mực đạo đức cho doanh nghiệp. 1. Bản chất của đạo đức Marketing Marketing hiện đại là chiến lược mà ở đó cân bằng được lợi ích của ba bên doanh nghiệp khách hàng và xã hội làm được điều này sẽ tạo giúp cho doanh nghiệp có được sự ủng hộ của khách hàng tạo được niềm tin đối với xã hội và từ đó đạt được những mục tiêu của bản thân doanh nghiệp một cách lâu dài và bền vững. Bằng sự thấu hiểu doanh nghiệp đem đến cho khách hàng những lợi ích mà họ đang tìm kiếm bằng trách nhiệm với môi trường cộng đồng doanh nghiệp có được sự tin yêu của xã hội. Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp luôn đặt khách hàng và xã hội là mục tiêu cho hoạt động kinh doanh của mình nhưng cũng có những doanh nghiệp lại chỉ tập trung vào lợi ích của doanh nghiệp mà quên đi hay xâm hại lợi ích của khách hàng của xã hội. Những điều này liên quan đến vấn đề đạo đức kinh doanh nói chung và đạo đức trong Marketing nói riêng. 28 Đạo đức kinh doanh được hiểu là tất cả những nguyên tắc tiêu chuẩn chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực của một tổ .