Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang len lỏi vào tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của xã hội và ngành du lịch cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Bài viết đề cập tới thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay và chỉ ra những yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0. | HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16 2020 doi 10.15625 vap.2020.0099 NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ CÁCH MẠNG 4.0 Đỗ Hiền Hoà Khoa Thương mại - Du lịch Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM dohienhoa@iuh.edu.vn TÓM TẮT Cách mạng công nghiệp CMCN 4.0 đang len lỏi vào tất cả các lĩnh vực ngành nghề của xã hội và ngành du lịch cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Những tác động bước đầu của cuộc CMCN 4.0 và sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch đang mở ra nhiều cơ hội và cả thách thức đối với ngành công nghiệp không khói này. Có rất nhiều yếu tố hỗ trợ để ngành du lịch hội nhập tốt với cuộc CMCN 4.0 trong đó yếu tố chất lượng đội ngũ lao động nguồn nhân lực trong ngành du lịch là yếu tố quan trọng quyết định du lich Việt Nam đạt đến tầm khu vực hay thế giới. Bài viết đề cập tới thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay và chỉ ra những yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0. Từ khóa Cách mạng công nghiệp 4.0 nguồn nhân lực du lịch du lịch Việt Nam. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm vừa qua du lịch là ngành có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch năm 2019 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 30 mỗi năm từ 10 triệu lượt khách năm 2016 lên 13 triệu lượt khách năm 2017 15 triệu lượt khách năm 2018 18 triệu lượt khách năm 2019. Tổng doanh thu từ khách du lịch năm 2019 cũng lên đến 726.000 tỷ đồng tăng 17 1 so với cùng kỳ năm 2018. Du lịch phát triển đã góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng chung của đất nước GDP tăng 7 02 . Du lịch Việt Nam đang tiếp tục phát triển vượt bậc và hứa hẹn sẽ bứt phá gặt hái nhiều thành tựu. Chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du .