Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tiến hành phân tích và nhân dòng gen LipL21 mã hóa cho protein LipL21 xuất hiện trên năm chủng Leptospira có mặt tại Việt Nam. Gen LipL21 được phân tích và lựa chọn vùng gen giàu epitope. | BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI 10.15625 vap.2020.00054 PHÂN TÍCH VÀ NHÂN DÒNG GEN Lipl21 MÃ HÓA CHO PROTEIN MÀNG TỪ NĂM CHỦNG Leptospira spp. PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM Nguyễn Tuấn Hùng1 3 Đặng Thị Quỳnh2 3 Nghiêm Ngọc Minh2 3 Võ Thị Bích Thuỷ2 3 Tóm tắt Protein LipL21 là một lipoprotein trong vi khuẩn Leptospira lipoprotein này không gây độc nhưng có khả năng gây đáp ứng miễn dịch cao. Do đó LipL21 được xem là protein kháng nguyên bề mặt phù hợp để sản xuất vắc xin tái tổ hợp phòng bệnh xoắn khuẩn vàng da do vi khuẩn Leptospira gây nên. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành phân tích và nhân dòng gen LipL21 mã hóa cho protein LipL21 xuất hiện trên năm chủng Leptospira có mặt tại Việt Nam. Gen LipL21 được phân tích và lựa chọn vùng gen giàu epitope. Vùng gen giàu epitope sau đó được gắn vào vector nhân dòng pJET1.2 và biến nạp vào chủng E.coli DH10b. Kết quả này phục vụ cho việc biểu hiện và tinh chế thu nhận protein LipL21 có tiềm năng ứng dụng phát triển vắc xin tái tổ hợp phòng bệnh xoắn khuẩn vàng da. Từ khóa E.coli DH10b Leptospira LipL21 pJET1.2. 1. MỞ ĐẦU Bệnh leptospirosis bệnh xoắn khuẩn vàng da là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng lan truyền từ động vật sang người gây ra bởi các chủng vi khuẩn Leptospira André-Fontaine 2006 Bharti et al. 2003 Palaniappan et al. 2007 được Tổ chức Sức khỏe động vật thế giới World Organisation for Animal Health-OIE xếp vào nhóm thứ 2 của bệnh nguy hiểm Office International Des Epizooties 2008 và được bổ sung vào nhóm bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 1991 . Ở nước ta bệnh leptospirosis lần đầu được phát hiện trên người năm 1931. Đến nay bệnh đã có mặt ở tất cả các vùng miền trong cả nước. Tổng số trường hợp mắc xoắn khuẩn được ghi nhận tại Việt Nam giai đoạn 2002-2011 là 369 ca và không có trường hợp tử vong. Tỷ suất mắc xoắn khuẩn trung bình trong 10 năm nghiên cứu là 0 05 ca 100.000 dân năm trong đó tỷ suất mắc cao nhất .