Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau hiện là nơi có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam và là một trong số ít những nơi còn giữ được kiểu diễn thế nguyên sinh của hệ sinh thái rừng tràm trên nền đất than bùn. | BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI 10.15625 vap.2020.00015 ĐA DẠNG LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI THÚ Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MŨI CÀ MAU TỈNH CÀ MAU Hoàng Trung Thành1 Nguyễn Minh Đức2 Tóm tắt Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau hiện là nơi có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam và là một trong số ít những nơi còn giữ được kiểu diễn thế nguyên sinh của hệ sinh thái rừng tràm trên nền đất than bùn. Kết hợp với các nghiên cứu trước đây kết quả nghiên cứu đã xác định được trong Khu dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau có 36 loài thú thuộc 14 họ 8 bộ trong đó có 17 loài thú quý hiếm và có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế. Các bộ thú đa dạng nhất trong khu vực là bộ Gặm nhấm chiếm 33 3 và bộ Ăn thịt 30 6 các họ đa dạng nhất là họ Chuột 22 2 họ Cầy 13 9 . Trong số các loại sinh cảnh chính có trong khu vực nghiên cứu sinh cảnh Rừng tràm đa dạng nhất về số loài thú và cũng là sinh cảnh có nhiều loài quý hiếm nhất. Cần có những nghiên cứu chi tiết hơn về hiện trạng của một số loài thú ăn thịt quý hiếm trong vùng. Từ khóa Đa dạng phân bố loài quý hiếm Thú Mũi Cà Mau. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009 và là một trong chín khu dự trữ sinh quyển thế giới hiện có của Việt Nam. Tổng diện tích của Khu dự trữ gồm 371.506 ha nằm trong khu vực có tọa độ địa lý từ 8o30 đến 9o30 vĩ độ Bắc 104o8 đến 105o24 kinh độ Đông thuộc các huyện U Minh Trần Văn Thời Năm Căn Ngọc Hiển và Phú Tân tỉnh Cà Mau. Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau được xác định là nơi có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam hiện nay. Đây cũng là một trong số ít những nơi còn giữ được kiểu diễn thế nguyên sinh của hệ sinh thái rừng tràm trên nền đất than bùn tích tụ được qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển Buckton và nnk. 1999 UBND tỉnh Cà Mau và UNESCO Việt Nam 2008 . Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tính đa dạng các loài thú có trong phạm vi Khu .