Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ở Việt Nam, tự chủ đại học đã được triển khai và ban hành chính sách từ nhà nước từ khá sớm. Đến nay, các trường đại học đã đạt được một số quyền tự chủ nhất định. Song, trên thực tế, tự chủ đại học đang đối mặt với nhiều vấn đề như sự quản lý, giám sát từ phía Bô giáo dục, các luật định chồng chéo trên các lĩnh vực, khiến cho việc tự chủ đại học đang bị trói buộc và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Để tự chủ đại học được thực hiện một cách triệt để, cần có sự điều tiết, hoạch định lại luật pháp trên các lĩnh vực để tránh sự chồng chéo giữa luật và quỳền tự chủ đại học. Bên cạnh đó, cần tăng thêm quyền tự chủ cho các trường đại học nhất là quyền tự do học thuật. | TỰ CHỦ ĐẠI HỌC NHÌN TỪ THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Nguyễn Thị Huyền Thảo Trường Đại học KHXH amp NV ĐHQG TP.HCM Tóm tắt Trên thế giới tự chủ đại học đã bắt đầu từ rất sớm. Trải qua lịch sử hình thành và phát triển các trường đại học đã từng bước được quyền tự chủ trên các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của cơ sở giáo dục. Hiện nay có nhiều mô hình về tự chủ như tự chủ hoàn toàn bán tự chủ và tự chủ từng phần. Tiêu biểu như Hoa Kỳ Singapore hay Nhật Bản. Bên cạnh đó vẫn còn những quốc gia vẫn chưa được tự chủ đại học như Malaysia. Ở Việt Nam tự chủ đại học đã được triển khai và ban hành chính sách từ nhà nước từ khá sớm. Đến nay các trường đại học đã đạt được một số quyền tự chủ nhất định. Song trên thực tế tự chủ đại học đang đối mặt với nhiều vấn đề như sự quản lý giám sát từ phía Bô giáo dục các luật định chồng chéo trên các lĩnh vực khiến cho việc tự chủ đại học đang bị trói buộc và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Để tự chủ đại học được thực hiện một cách triệt để cần có sự điều tiết hoạch định lại luật pháp trên các lĩnh vực để tránh sự chồng chéo giữa luật và quỳền tự chủ đại học. Bên cạnh đó cần tăng thêm quyền tự chủ cho các trường đại học nhất là quyền tự do học thuật. Từ khoá đại học tự chủ quản lý pháp luật giáo dục 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. Đổi mới giáo dục toàn diện là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục và là nhiệm vụ chung của toàn hệ thống chính trị nước ta. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước. Kể từ khi Nghị Quyết 29 TW về đổi mới giáo dục toàn diện đã tạo động lực cho những nhà quản lý nhà giáo nhà khoa học tham gia vào các hoạt động để thực hiện thành công công cuộc đổi mới giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra. Đến nay giáo dục đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ từ chính sách đến thực tiễn và mang lại những hiệu quả đáng kể. Giáo dục phổ thông đã có nhiều thay đổi ấn tượng và được nghi nhận như một sự kiện nổi bật .