Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về mặt quản lý nhà nước trên lĩnh vực tự chủ đại học, nhưng bản thân các cơ sở giáo dục đại học cũng phải phấn đấu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cụ thể của cơ chế tự chủ theo quy định, thì người học cũng phải nâng cao năng lực tự giác, trong khi sự tham gia của bên thứ ba ngày càng trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết. | CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NĂNG LỰC THỰC TẾ CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Mậu Hùng Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Tóm tắt Tự chủ đại học không chỉ là một xu hướng phát triển tất yếu mà còn là nhu cầu cấp thiết của nhiều các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên quá trình xây dựng mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ trong giáo dục đại học phải tuân thủ một số nguyên tắc khoa học và điều kiện thực tiễn nhất định. Tất cả các nguyên tắc này đều đã được đề cập trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về tự chủ đại học bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau nhưng về cơ bản có thể được tóm gọn lại trong 5 yếu tố cụ thể gồm 1 tự chủ mục tiêu sứ mệnh và nhiệm vụ 2 tự chủ học thuật 3 tự chủ về cơ cấu tổ chức và nhân sự 4 tự chủ tài chính và 5 tự chủ cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo. Mặc dù vẫn còn không ít vấn đề cần phải được tiếp tục cập nhật và bổ sung nhưng hệ thống các cơ chế chính sách và quy định của phát luật Việt Nam về tự chủ đại học đã tạo hành lang pháp lý cho quá trình ra đời vận hành và phát triển của mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà thời gian qua. Tuy vậy khả năng triển khai thực hiện trong thực tế của mỗi trường đại học không chỉ một khác nhau mà còn tương đối hạn chế so với các quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam định xét về tổng thể. Ngoài các trường đại học ngoài công lập và một số trường đại học công lập có tiềm lực phần lớn các trường đại học còn lại của Việt Nam hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động có tính chất bước ngoặt này. Bên cạnh cơ chế kiểm soát toàn diện của các cơ quan chủ quản và chủ sở hữu thì hệ thống giáo dục đại học Việt Nam được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau nhưng đến nay vẫn chưa có các văn bản quy định rõ ràng đối với cơ chế tự chủ của từng mô hình cụ thể này. Thực tế đó đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về mặt .