Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đánh giá thực trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tại tỉnh Bắc Giang, từ đó làm căn cứ đề xuất một số giải pháp phân bố đất nông nghiệp hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo! | HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ DUNG PHÂN BỐ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG Ngành Kinh tế phát triển Mã số 9 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS. Nguyễn Quang Hà 2. TS. Mai Lan Phương Phản biện 1 PGS.TS. Phạm Văn Hùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2 PGS.TS. Trần Thị Thu Hà Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Phản biện 3 TS. Nguyễn Quốc Oánh Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1 Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi . ngày .tháng .năm 20 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phân bố đất nông nghiệp là sự phân chia diện tích đất nông nghiệp giữa các vùng giữa các loại hình sử dụng đất và giữa các chủ thể sử dụng đất dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu đất nông nghiệp theo thời gian. Dưới tác động của các yếu tố như chính sách thể chế kinh tế kỹ thuật và tâm lý xã hội đất nông nghiệp được điều chỉnh phân chia lại hình thành nên hiện trạng diện tích đất nông nghiệp tích tụ tập trung hay manh mún phân tán. Thực tế cho thấy phân chia đất nông nghiệp theo chủ thể sử dụng đặc biệt là chủ thể hộ gia đình luôn có ý nghĩa quan trọng về phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị. Vì vậy việc lựa chọn nhằm hướng đến một sự phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình hợp lý trong đó đảm bảo công bằng và đem lại hiệu quả kinh tế sử dụng đất với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia mỗi vùng và địa phương luôn là một vấn đề lớn và hết sức quan trọng. Để đảm bảo mục tiêu trên trong vòng một thế kỷ qua Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các cuộc cách mạng hay đổi mới trong chính sách đất đai. Từ việc ruộng đất tập trung vào tay một số địa chủ thời kỳ phong kiến đến việc phân chia ruộng cho nông dân thông