Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích của Luận án là nghiên cứu toàn bộ quan điểm, hoạt động, thành tựu và hạn chế trong vấn đề giải phóng phụ nữ của phong trào Văn hóa mới ở Trung Quốc, đồng thời bước đầu tìm hiểu những ảnh hưởng của phong trào tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo! | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN TRÚC LY VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG VĂN HÓA MỚI Ở TRUNG QUỐC KHẢO SÁT TRÊN CÁC ẤN PHẨM ĐẦU THẾ KỶ XX DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG PHƯƠNG HỌC Hà Nội 2020 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Người hướng dẫn khoa học PGS. Nguyễn Văn Hồng TS. Nguyễn Thọ Đức Giới thiệu 1 Giới thiệu 2 . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Cơ sở chấm luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . vào hồi giờ ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Cuộc vận động Văn hóa mới 1915-1923 với tư cách là một phong trào cải lương xã hội có tính bước ngoặt ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XX đã xác định giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Hàng loạt các nội dung lý luận và hoạt động thực tiễn nhằm giải phóng phụ nữ đã được các trí thức Văn hóa mới đưa ra thảo luận và thực hành tại Trung Quốc giai đoạn này. Tuy vậy các nội dung liên quan đến phong trào giải phóng phụ nữ của Văn hóa mới cho đến nay vẫn là một khoảng trống nghiên cứu lớn tại Việt Nam. Người viết lựa chọn đề tài Vấn đề giải phóng phụ nữ trong cuộc vận động Văn hóa mới ở Trung Quốc khảo sát trên các ấn phẩm đầu thế kỷ XX làm đề tài nghiên cứu của luận án với hi vọng thông qua việc khảo sát một cách có hệ thống nội dung lý luận và thực tiễn thành tựu hạn chế và ảnh hưởng của cuộc vận động mang khuynh hướng Âu hóa rõ rệt này có thể thấy được phản ứng của một xã hội Nho giáo phương Đông khi bước đầu tiếp nhận tư tưởng bình đẳng nam nữ và tư tưởng nữ quyền phương Tây. Đây không chỉ là cơ sở để xây dựng một cái nhìn toàn diện đầy đủ hơn về phong trào Văn hóa mới ở Trung Quốc mà còn giúp chúng ta có cơ sở để soi chiếu về vấn đề phụ nữ trong xã hội Việt Nam trong giai đoạn đồng đại cũng như hiện nay. 2. Mục tiêu và câu hỏi .