Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này phân tích đặc điểm quần tụ một số loài trong nhóm ong ký sinh và ong thụ phấn trong sinh quần nông nghiệp ở vùng Hà Nội và phụ cận. Đây là một phần kết quả của đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở 2016-2017. | . TIỂU BAN SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẶC ĐIỂM QUẦN TỤ CỦA MỘT SỐ LOÀI ONG CÁNH MÀNG TRONG SINH QUẦN CÂY NÔNG NGHIỆP Ở KHU VỰC HÀ NỘI Khuất Đăng Long1 2 Phạm Quỳnh Mai1 2 Đặng Thị Hoa1 Phạm Ngọc Sơn1 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nhiều loài côn trùng có tập tính quần tụ hoặc di cư đặc tính này giúp chúng tồn tại và phát triển. Vào thời kỳ khan hiếm về nguồn thức ăn ở nơi ở chính một số nhóm côn trùng có xu hướng quần tụ đến những sinh cảnh thích hợp hơn để tồn tại một số loài chỉ quần tụ tạm thời ở sinh cảnh khác như nơi trú ẩn khi nơi ở chính có điều kiện không thuận lợi cũng có một số loài sau khi quần tụ đến nơi ở mới chúng thiết lập được quần thể và phát triển ổn định De Bach 1964 . Trong tự nhiên một số loài ong mật có xu hướng quần tụ ở những sinh cảnh có nhiều nguồn thức ăn hơn so với nơi ở chính một số loài ong ký sinh quần tụ để tìm kiếm được loài vật chủ thích hợp khi thiếu vắng vật chủ ở nơi sống chính. Đã có những nghiên cứu về đặc điểm quần tụ của một số loài ong ký sinh đến sinh cảnh mới như một nơi trú ẩn tạm thời mà vào thời điểm đó ở nơi sống chính không còn cây trồng hoặc không còn thức ăn thích hợp Khuất Đăng Long Vũ Quang Côn 1990 Khuất Đăng Long Đặng Thị Hoa 2009 . Trong quá trình này xuất hiện sự quần tụ theo mùa hoặc một số loài khác có thể thiết lập được quần thể khi đến nơi ở mới. Bài báo này phân tích đặc điểm quần tụ một số loài trong nhóm ong ký sinh và ong thụ phấn trong sinh quần nông nghiệp ở vùng Hà Nội và phụ cận. Đây là một phần kết quả của đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở 2016-2017. I. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu thuộc khu vực bãi bồi giữa sông Hồng thuộc quận Long Biên Hà Nội. Đây được xem như một sinh quần nông nghiệp cách biệt với những sinh quần nông nghiệp tập trung ở đó có thời gian chuyển tiếp không còn cây trồng giữa các vụ. Điểm khác biệt với sinh quần nông .