Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu của luận án là ghiên cứu lý luận về QLSV theo tiếp cận hoạt động; Phân tích, đánh giá thực trạng QLSV tại các trường đại học thuộc ĐHQGHN theo tiếp cận hoạt động, từ đó tìm ra các giải pháp có thể triển khai trong thực tế để nâng cao hiệu quả QLSV các trường đại học thuộc ĐHQGHN theo tiếp cận hoạt động. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HÀ THỊ THANH THỦY QUẢN LÝ SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN HOẠT ĐỘNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ 9140114 HÀ NỘI 2020 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học GS. TS. Nguyễn Đức Chính TS. Trần Văn Tính Phản biện 1 . Phản biện 2 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại . Vào hồi giờ ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam -Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang tiến lên trên con đường hội nhập toàn diện với thế giới trong bối cảnh đó nền giáo dục Việt Nam nói chung đặc biệt là giáo dục đại học đang đứng trước những thách thức mới của hội nhập đòi hỏi phải nâng cao chất lượng chuyển đổi phương thức đào tạo đáp ứng những chuẩn chung của thế giới. Để có thể thích ứng với xu thế và phương thức đào tạo tiên tiến của thế giới Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chủ trương về đổi mới giáo dục đại học. Báo cáo triển khai Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành theo Quyết định số 711 QĐ-TTg ngày 13 6 2012 của Thủ tướng Chính phủ cho thấy tư tưởng xuyên suốt từ quan điểm đến mục tiêu và các giải pháp chiến lược là ưu tiên nâng cao chất lượng giáo dục hướng tới phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của mỗi người học đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân góp phần từng bước xây dựng xã hội học tập phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 nêu 4 quan điểm chỉ đạo gồm Thứ nhất phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Thứ hai xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân dân tộc tiên tiến hiện đại XHCN lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thứ ba đổi mới căn bản và toàn diện nền