Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu: Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đặc điểm của trẻ tự kỷ từ 3 đến 6 tuổi và vai trò của âm nhạc đối với trẻ tự kỷ, thực trạng việc sử dụng trò chơi âm nhạc cho trẻ tự kỷ từ 3 đến 6 tuổi tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập Hải Phòng, từ đó, đề xuất một số biện pháp sử dụng trò chơi âm nhạc cho trẻ tự kỷ từ 3 đến 6 tuổi, nhằm khắc phục những khiếm khuyết về ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, mức độ tập trung của trẻ tự kỷ tại Hải Phòng. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG BÙI THẢO VÂN SỬ DỤNG TRÒ CHƠI ÂM NHẠC CHO TRẺ TỰ KỶ TỪ 3 ĐẾN 6 TUỔI TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP HẢI PHÒNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC Khóa 11 2018 - 2020 Hà Nội 2020 CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Hà Thị Hoa Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương Vào ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây bệnh tự kỷ Autism Spectrum Disorder đã trở thành mối quan tâm lo ngại chung của toàn xã hội và đây không còn là chứng bệnh lạ hiếm gặp nữa. Theo thống kê của ngành giáo dục Hà Nội tự kỷ là khuyết tật có tỷ lệ cao nhất ở trường học trẻ tự kỷ chiếm 30 số trẻ mắc các khuyết tật học đường 2 tr.15 nhưng con số đó cũng chưa nói lên hết thực trạng vì còn rất nhiều trẻ tự kỷ không thể đến trường khi đến tuổi đi học. Tất cả trẻ em không phân biệt dân tộc và tầng lớp xã hội đều có thể mắc tự kỷ. Sự gia tăng của trẻ tự kỷ đặt ra một yêu cầu cấp bách đối với những nhà giáo dục những người làm công tác chuyên môn cần tìm ra những phương pháp hiệu quả để giúp trẻ tự kỷ có thể hòa nhập với cộng đồng. Trẻ tự kỷ là những đối tượng có rối loạn về giác quan. Chính rối loạn này đã khiến trẻ trở nên kém giao tiếp mắt ít quan tâm đến những câu nói sự kêu gọi của bố mẹ. Trẻ sẽ có những rối loạn về vị giác đưa đến những khó khăn trong việc ăn uống có những khó khăn về sự thăng bằng khiến trẻ trở nên vụng về hay có những cử chỉ kỳ dị. Trẻ thiếu sự cảm nhận về bản thân khiến trẻ dễ nổi nóng sợ hãi và khó ngủ. Trong khi đó thì các trò chơi lại có thể giúp cho việc điều chỉnh hệ thống cảm giác và giúp trẻ cảm nhận cảm giác thuộc về thế giới xung quanh. Các trò chơi cải thiện kỹ năng vận động của trẻ vì thế trẻ có thể chơi ở sân chơi cùng với .