Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tháo lồng bằng nước và tháo lồng bằng bơm hơi là vấn đề còn gây tranh cãi, do sự khác biệt giữa các kết quả của các nhóm nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu: So sánh kết quả tháo lồng bằng hơi và tháo lồng bằng nước điều trị lồng ruột cấp tính ở nhũ nhi. | SO SÁNH KẾT QUẢ THÁO LỒNG BẰNG HƠI VÀ THÁO LỒNG BẰNG NƢỚC TRONG ĐIỀU TRỊ LỒNG RUỘT CẤP TÍNH Ở NHŨ NHI Đỗ Thị Bích Nga Lê Cao Sang Hồ Nguyễn Hoàng Phan Văn Bé Khoa Ngoại Bệnh Viện An Giang TÓM TẮT Mở đầu Tháo lồng bằng nước và tháo lồng bằng bơm hơi là vấn đề còn gây tranh cãi do sự khác biệt giữa các kết quả của các nhóm nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu So sánh kết quả tháo lồng bằng hơi và tháo lồng bằng nước điều trị lồng ruột cấp tính ở nhũ nhi. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đoàn hệ gồm 2 nhóm. Kết quả Từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 9 năm 2015 có 109 bệnh nhi phù hợp các tiêu chuẩn chọn bệnh đưa vào nghiên cứu và cho kết quả như sau tỷ lệ thành công của nhóm tháo lồng bằng nước là 57 58 98 3 nhóm tháo lồng bằng hơi là 46 51 90 2 . Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Kết luận Tháo lồng bằng nước và tháo lồng bằng hơi có tỷ lệ thành công tương đương nhau. ABSTRACT Introduction Treatment of intussusception by hydrostatic or pneumatic enemas is still controversial issues due to the difference between the results of the study groups. Objective Comparing the results of hydrostatic reduction and pneumatic reduction for children with acute intussusception. Method Cohort study. Result From March 2014 to September 2015 with 109 infants eligible for inclusion criteria were selected and the results are as follows The success rate of hydrostatic reduction group is 57 58 98.3 pneumatic reduction group is 46 51 90.2 . This difference was not statistically significant. Conclusion Intussusception treatment by hydrostatic or pneumatic reduction have similar success rate. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang 2015 54 ĐẶT VẤN ĐỀ Lồng ruột LR là một cấp cứu ngoại nhi thường gặp nhất là lứa tuổi 6 12 tháng là một cấp cứu cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời nếu không sẽ dẫn đến hoại tử ruột tử vong rất cao dù có điều trị bằng phẫu thuật. Về điều trị hiện nay có 2 phương pháp kinh điển để điều trị LR cấp tính ở nhũ nhi là tháo lồng không mổ và mổ để tháo lồng.