Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết phân tích ảnh hưởng góc mở dòng điện đến đặc tính mô men và mối quan hệ của góc cực stator/rotor với góc mở dòng điện. Phương pháp phân tích phần tử hữu hạn, phần mềm Speed PC-SRD được sử dụng để tính toán và phân tích, mô phỏng trên mô hình động cơ từ trở 6/4 – 30kW. Kết quả phân tích của bài báo là cơ sở tính toán bộ điều khiển động cơ từ trở theo các phương pháp điều khiển điện áp hay dòng điện. | Kỹ thuật điều khiển amp Điện tử ẢNH HƯỞNG CỦA GÓC CỰC ROTOR VÀ GÓC MỞ DÒNG ĐIỆN ĐẾN ĐẶC TÍNH MÔ MEN ĐỘ NHẤP NHÔ MÔ MEN CỦA ĐỘNG CƠ TỪ TRỞ Đinh Hải Lĩnh Bùi Minh Định Nguyễn Thế Công Phạm Văn Bình Tóm tắt Động cơ từ trở là loại động cơ có nhiều ưu điểm như kết cấu đơn giản không có dây quấn hay nam châm ở rotor làm việc được ở dải tốc độ cao có mật độ công suất khối lượng lớn. Tuy nhiên do cấu trúc cực lồi và đặc tính mạch từ là phi tuyến nên động cơ từ trở có độ ồn và nhấp nhô mô men lớn hơn so với các loại động cơ truyền thống khác. Bài toán giảm độ nhấp nhô mô men và tối đa hóa mô men trung bình là một trong những mục tiêu quan trọng trong thiết kế điện từ cho động cơ từ trở. Bề rộng cực rotor là thông số có ảnh hưởng lớn đến mô men trung bình và nhấp nhô mô men của động cơ. Đồng thời góc mở dòng điện cũng là yếu tố quyết định trong quá trình phát sinh mô men nếu góc mở nằm ở sườn lên của điện cảm thì sinh mô men dương nếu góc mở nằm ở sườn đi xuống của sự biến thiên điện cảm thì sinh mô men âm. Trong bài báo tác giả đưa ra phân tích ảnh hưởng góc mở dòng điện đến đặc tính mô men và mối quan hệ của góc cực stator rotor với góc mở dòng điện. Phương pháp phân tích phần tử hữu hạn phầm mềm Speed PC-SRD được sử dụng để tính toán và phân tích mô phỏng trên mô hình động cơ từ trở 6 4 30kW. Kết quả phân tích của bài báo là cơ sở tính toán bộ điều khiển động cơ từ trở theo các phương pháp điều khiển điện áp hay dòng điện. Từ khóa Động cơ từ trở Đặc tính mô men Mô men trung bình Nhấp nhô mô men Góc mở dòng điện Bề rộng cực rotor. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Động cơ từ trở SRM là một loại động cơ điện có cấu tạo của rotor và stator đều có dạng cực lồi trên stator có dây quấn tương tự như dây quấn kích từ của động cơ một chiều rotor chỉ là một khối sắt không có dây quấn hay nam châm. Với cấu tạo đặc biệt này động cơ SRM rất bền vững về cơ khí cho phép thiết kế ở dải tốc độ rất cao lên tới hàng chục nghìn vòng phút mô men khởi động lớn công suất cơ học được tạo ra trên nguyên lý biến đổi