Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết còn nhằm đúc kết không chỉ những phương pháp thực hành cơ bản của pháp tu này, mà còn chỉ ra một vài khía cạnh đã được hoặc chưa được đề cập nhiều trong lịch sử pháp tu Tịnh Độ, chẳng hạn vấn đề nghi lễ hay thực hành hướng đích xã hội, v.v | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2018 15 NGUYỄN VĂN QUÝ THỰC HÀNH PHÁP TU TỊNH ĐỘ TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO Tóm tắt Trong bài viết này chúng tôi sử dụng ba bản kinh mà pháp tu Tịnh Độ sử dụng làm tôn chỉ tu tập để phân tích cơ sở và những nguyên tắc thực hành cơ bản của pháp tu này. Qua những luận giải về thực hành pháp tu Tịnh Độ trong các trước tác của một số đại sư tiêu biểu chúng tôi cũng chỉ ra một số nội dung quan trọng về thực hành pháp tu Tịnh Độ trong lịch sử. Bài viết còn nhằm đúc kết không chỉ những phương pháp thực hành cơ bản của pháp tu này mà còn chỉ ra một vài khía cạnh đã được hoặc chưa được đề cập nhiều trong lịch sử pháp tu Tịnh Độ chẳng hạn vấn đề nghi lễ hay thực hành hướng đích xã hội v.v Từ khóa Tịnh Độ cơ sở nguyên tắc thực hành pháp tu. 1. Cơ sở và nguyên tắc cơ bản thực hành pháp tu Tịnh Độ 1.1. Cơ sở thực hành pháp tu Tịnh Độ Khi nói đến cõi Tịnh Độ người ta thường hiểu đó là nơi thanh tịnh trong sạch nên Tịnh Độ còn có tên gọi là Tịnh Thổ Quốc độ Phật Quốc v.v Phật giáo Đại thừa quan niệm có nhiều cõi Tịnh Độ và mỗi cõi thuộc về một vị Phật1. Song cõi Tịnh Độ được biết đến nhiều hơn cả là cõi Tịnh Độ nơi Phật A Di Đà làm giáo chủ. Cõi Tịnh Độ này còn gọi là Thế giới Tây phương Cực Lạc. Song tín đồ Phật giáo Đại Thừa còn cho rằng còn một cõi Tịnh Độ biến hiện trong tâm người tu hành gọi là duy tâm Tịnh Độ . Pháp tu Tịnh Độ mà đặc trưng thực hành là Niệm Phật nên còn được gọi là pháp môn Niệm Phật nhờ Phật lực mà giác ngộ giải thoát nên cũng được gọi là pháp môn Nhị Lực. Trên phương diện lịch sử Viện nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài 7 5 2018 ngày biên tập 14 5 2018 Ngày duyệt đăng 21 5 2018. 16 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2018 pháp tu Tịnh Độ không chỉ là một pháp môn tu tập quan trọng bậc nhất trong Phật giáo Đại Thừa mà nó còn phát triển thành một tông riêng và có ảnh hưởng lớn trong nền văn hóa Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản. Trên phương diện tôn giáo niềm tin và phương pháp thực hành Niệm Phật của .