TAILIEUCHUNG - Kinh điển y cứ của Pháp tu Tịnh độ và các nhân vật tiêu biểu thực hành Pháp tu Tịnh độ

Pháp tu Tịnh Độ đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của Phật giáo Việt Nam. Pháp tu này có cơ sở y cứ từ kinh điển Phật giáo, và có truyền thống thực hành lâu đời, rộng rãi từ Ấn Độ, Trung Quốc đến Việt Nam. | Kinh điển y cứ của Pháp tu Tịnh độ và các nhân vật tiêu biểu thực hành Pháp tu Tịnh độ 28 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1&2 - 2017 NGUYỄN TIẾN SƠN* KINH ĐIỂN Y CỨ CỦA PHÁP TU TỊNH ĐỘ VÀ CÁC NHÂN VẬT TIÊU BIỂU THỰC HÀNH PHÁP TU TỊNH ĐỘ Tóm tắt: Pháp tu Tịnh Độ đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của Phật giáo Việt Nam. Pháp tu này có cơ sở y cứ từ kinh điển Phật giáo, và có truyền thống thực hành lâu đời, rộng rãi từ Ấn Độ, Trung Quốc đến Việt Nam. Pháp tu Tịnh Độ chính là một thực thể hiện đang tồn tại trong cộng đồng người Việt và có ảnh hưởng không nhỏ không chỉ đối với tín đồ Phật giáo mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống người Việt. Vì thế, tìm hiểu nguồn gốc y cứ, nhân vật tiêu biểu đã thực hành pháp tu Tịnh Độ sẽ có tác dụng nhất định trong việc định hướng phát triển của Phật giáo Việt Nam và góp phần vào việc định hướng quản lý tôn giáo ở Việt Nam. Từ khóa: Pháp tu Tịnh Độ, Phật giáo Việt Nam, thực hành. 1. Pháp tu Tịnh Độ từ kinh điển . Kinh Di Đà Bản “Phật thuyết A Di Đà Kinh” (gọi tắt là Kinh Di Đà) do ngài Cưu Ma La Thập phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán, Phật tử Việt Nam tu theo pháp môn Tịnh Độ xưa - nay đều lấy bản này làm thời khóa đọc tụng sớm tối. Kinh Di Đà là một bộ kinh rất khái quát về Thế giới Tây phương Cực Lạc, về pháp tu Tịnh Độ (Sukhāvati). Đây là bộ kinh thuộc thể “Vô vấn tự thuyết” (không ai hỏi, Phật tự nói ra). Ngài Xá Lợi Phất - đệ tử trí tuệ số một của Đức Phật, là người trong số vị đệ tử Phật có mặt lúc bấy giờ được trực tiếp nhận lời Phật nói. Bởi, chỉ có người thông tuệ mới đủ trọng trách tiếp nhận lời Đức Phật sắp nói. Như các kinh điển khác, bộ kinh này Đức Phật thuyết tại nước Xá Vệ, vườn của ông Cấp Cô Độc, cây của Thái tử Kỳ Đà vào * Khoa Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội. Ngày nhận bài: 16/01/2017; Ngày biên tập: 06/02/2017; Ngày duyệt đăng: 20/02/2017. Nguyễn Tiến Sơn. Kinh điển y cứ của pháp tu Tịnh Độ. 29 một thời gian thích hợp.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.