Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cá Rô phi là món ăn rất phổ biến trong bữa cơm hằng ngày của nhiều gia đình ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên những nghiên cứu về mức độ tích lũy kim loại chì (Pb) trong cơ thể của loài cá này vẫn chưa được quan tâm một cách cụ thể. Chính vì vậy, bài viết tiến hành nghiên cứu sự tích lũy Pb từ môi trường tự nhiên lên cá rô phi và đánh giá rủi ro sức khỏe đối với người sử dụng. | NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHẢO SÁT SỰ TÍCH LŨY Pb TỪ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN LÊN CÁ RÔ PHI VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG Nguyễn Minh Trí Trần Thị Như Xuân Nguyễn Hải Phong Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Ngày đến tòa soạn 30 6 2019 Ngày sửa bài sau phản biện 11 9 2019 Ngày chấp nhận đăng 20 9 2019 Tóm tắt Cá Rô phi là món ăn râ t phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình ở Việt Nam hiện nay tuy nhiên những nghiên cứu về mức độ tích lũy kim loại chì Pb trong cơ thể của loài cá này vẫn chưa được quan tâm một cách cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá Rô phi vằn được khảo sát ở một số hồ thuộc kinh thành Huế có hàm lượng Pb trong phần thịt ở mức cao so với tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế nên không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hệ số tích lũy sinh học BSAF của Pb ở mức thấp và có mối tương quan chặt về hàm lượng Pb trong trầm tích với Pb trong phần thịt của cá. Chỉ số rủi ro sức khỏe ở phần cơ của loài này đối với Pb là ở mức cao nên khi sử dụng cá khai thác từ các khu vực này sẽ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe người sử dụng. Từ khóa Cá rô phi Pb tích lũy sinh học rủi ro sức khỏe. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây ô nhiễm kim loại nặng do các hoạt động của con người gây ra có xu hướng gia tăng trong môi trường. Kim loại nặng có khả năng tích tụ và rất khó phân hủy gây ngộ độc tức thời hay ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người và đời sống sinh vật. Việc xả thải các chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lý vào các sông hồ đã làm cho chất lượng nước và bùn đáy bị suy giảm nghiêm trọng. Hàm lượng cao của các kim loại nặng được tích tụ trong nước và bùn đáy sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài sinh vật thủy sinh. Các kim loại này sẽ được tích tụ trong các mô của sinh vật thủy sinh và hơn nữa có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn. Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus được nhập vào nước ta từ năm 1951 hiện nay đã sinh sống rô ng khă p tại các sông suối kênh rạch ao hồ. trên cả nước nói chung và