Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Xác định lượng N, P, K mà cây lúa lấy từ đất để tạo năng suất cao là việc làm cần thiết. Những số liệu này là cơ sở cho việc tính toán liều lượng phân bón bổ sung vào đất để hoàn trả lại cho đất lượng chất dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy đi. Trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu sự tích lũy N, P, K trong cây lúa trồng trên đất phù sa sông Hồng dưới tác động của chế độ phân bón khác nhau. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci. 2011 Vol. 56 No. 3 pp. 93-99 SỰ TÍCH LUỸ NITƠ PHOPHO VÀ KALI TRONG CÂY LÚA TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA SÔNG HỒNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHẾ ĐỘ PHÂN BÓN KHÁC NHAU Vũ Văn Hiển Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email hienvv@hnue.edu.vn 1. Mở đầu An ninh lương thực ở Châu Á phần lớn dựa vào thâm canh lúa trong hệ thống canh tác được tuới tiêu thuận lợi. Hiện nay do áp lực của việc tăng dân số giảm diện tích đất trồng trọt và giảm nguồn nước tưới nên sự thúc đẩy gia tăng sản xuất là điều cần thiết. Trong tương lai muốn tăng năng suất lúa đòi hỏi phải chăm sóc cây trồng tốt hơn phải có chiến lược thâm canh cao chiến lược cho việc sử dụng hiệu quả dinh dưỡng và phân bón 10 . Cây lúa là cây trồng cần tương đối nhiều phân bón. Thực tế cho thấy trong một phạm vi nhất định lượng phân bón càng nhiều thì năng suất càng cao. Nhưng bón phân không hợp lí cũng có thể làm cho cây lúa sinh trưởng phát triển không bình thường do đó làm giảm năng suất 2 . Cây lúa cần hút từ đất những nguyên tố dinh dưỡng như N P K và các nguyên tố khác như Ca Mg Fe Si . . . mới sinh trưởng phát triển bình thường được. Số lượng N P K mà cây lúa lấy đi từ đất phụ thuộc vào giống cây trồng đất đai điều kiện trồng trọt 2 . Xác định lượng N P K mà cây lúa lấy từ đất để tạo năng suất cao là việc làm cần thiết. Những số liệu này là cơ sở cho việc tính toán liều lượng phân bón bổ sung vào đất để hoàn trả lại cho đất lượng chất dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy đi. Trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu sự tích lũy N P K trong cây lúa trồng trên đất phù sa sông Hồng dưới tác động của chế độ phân bón khác nhau. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng địa điểm và phương pháp nghiên cứu Đối tượng và địa điểm nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hàm lượng các nguyên tố N P K tích lũy trong rễ thân lá và hạt thóc. 93 Vũ Văn Hiển Thí nghiệm được tiến hành trên đất phù sa sông Hồng trồng lúa ở xã Tam Hiệp huyện Phúc Thọ và xã Hạ Mỗ huyện Đan Phượng Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu -