Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết đề cập đến những đặc điểm cơ bản nhất về mặt thể loại của văn học quốc ngữ Latinh cuối thế kỷ XIX ở Nam bộ, nhằm làm sáng tỏ hơn những bước đi có phần zic zac nhưng hợp quy luật trên con đường phát triển và hoàn thiện của nó trong dòng chảy của văn học dân tộc. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2012 Vol. 57 No. 6 pp. 35-41 MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ THỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC QUỐC NGỮ NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX Phạm Thị Thu Hương Viện Văn học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam E-mail anphuong63@gmail.com Tóm tắt. Bài viết đề cập đến những đặc điểm cơ bản nhất về mặt thể loại của văn học quốc ngữ Latinh cuối thế kỷ XIX ở Nam bộ nhằm làm sáng tỏ hơn những bước đi có phần zic zac nhưng hợp quy luật trên con đường phát triển và hoàn thiện của nó trong dòng chảy của văn học dân tộc. Từ khóa văn học Latinh quốc ngữ truyện ký thơ ca sưu tập dân gian. 1. Mở đầu Cuối thế kỷ XIX văn học quốc ngữ La-tinh đã có những nỗ lực đáng ghi nhận ở phương diện nghệ thuật. Các thể loại văn học trung đại như ký văn vần văn xuôi. tiếp tục được sử dụng dưới hình thức một loại hình ngôn ngữ mới. Và cũng bắt đầu xuất hiện một vài thể loại mới như tiểu thuyết truyện ngắn theo lối Tây phương như Truyện thầy Lazarô Phiền hoặc các mẩu tin ngắn theo phong cách văn báo chí. 2. Nội dung nghiên cứu Ở thể loại ký Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký được đánh giá là một hiện tượng mà ta chưa tìm thấy tiền lệ trước Trương Vĩnh Ký ngoại trừ Philip Phê Bỉnh với Sách sổ sang chép các việc được viết ở Lixbon Bồ-đào-nha năm 1882 nhưng không hề được truyền về nước 1 13 . Điều có thể nhận thấy rõ nét nhất ở tập ký này là chất khảo cứu in đậm trên từng trang sách. Kế thừa xuất sắc thành tựu thể loại này từ văn học trung đại Trương Vĩnh Ký đã không chỉ bỏ công tìm hiểu và ghi chép tỉ mỉ tất cả những điều mắt thấy tai nghe mà còn tìm trong sử sách tư liệu cổ để truy nguyên gốc tích lý giải sự tích. Bên cạnh đó tác phẩm mở màn cho thể loại ký quốc ngữ La-tinh này đã được viết bằng cảm hứng phức hợp của một nhà bác học một nhà báo một du khách một công chức thừa hành công vụ và một nhà văn. Chính sự phức hợp này đã tạo cho Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi một giá trị riêng không chỉ vì vị trí mở đầu của nó. Vì thế bên cạnh phần khảo cứu với những số liệu cụ thể và có phần khô