Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu biên giới quốc gia là một trong ba nội dung quan trọng nhất của khoa học Địa lí chính trị. rên cơ sở phân tích đặc điểm cụ thể của Việt Nam, bài báo đã đề xuất cách thức vận dụng các phương pháp tiếp cận cho từng loại hình biên giới, từng đối tác láng giềng cụ thể. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2014 Vol. 59 No. 3 pp. 145-154 This paper is available online at http stdb.hnue.edu.vn CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN CỨU BIÊN GIỚI QUỐC GIA Nguyễn Đăng Hội Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga Bộ Quốc Phòng Tóm tắt. Nghiên cứu biên giới quốc gia là một trong ba nội dung quan trọng nhất của khoa học Địa lí chính trị. rên cơ sở phân tích đặc điểm cụ thể của Việt Nam bài báo đã đề xuất cách thức vận dụng các phương pháp tiếp cận cho từng loại hình biên giới từng đối tác láng giềng cụ thể. Các phương pháp tiếp cận sẽ góp phần làm rõ hơn vấn đề đồng thời đảm bảo tính khoa học tính quốc tế trong giải quyết một vấn đề khó và nhạy cảm của không chỉ quốc gia nào. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam xác định mục tiêu căn bản và lâu dài là củng cố phát triển vùng biên trên hầu hết các mặt như bất kỳ vùng nào khác của đất nước. Từ khóa Nghiên cứu biên giới cách thức tiếp cận quan điểm tiếp cận. 1. Mở đầu Nghiên cứu biên giới quốc gia là một trong ba nội dung quan trọng nhất của khoa học Địa lí chính trị 3 . Để phục vụ cho việc xác định đường biên giới đảm bảo tính ổn định như mong muốn của chúng ta hay sự mở rộng bành trướng như mong muốn của khá nhiều cường quốc chính phủ hoặc nhà cầm quyền cần có những cơ sở tài liệu khoa học về địa lí lịch sử nhất định. Đặc biệt việc xem xét biên giới bao giờ cũng cần những nghiên cứu thực tiễn xác định đường biên giới cũng như các đơn vị lãnh thổ bằng một công cụ nào đó điều này chỉ có thể được thực hiện trên các bản đồ - là kết quả nghiên cứu của khoa học địa lí mà thôi. Để nghiên cứu về biên giới cần có quan điểm tiếp cận và phương pháp thích hợp phụ thuộc vào quan điểm hệ tư tưởng của mỗi quốc gia mỗi trường phái. Trong khuôn khổ bài báo này xin đề cập và phân tích những vấn đề cốt lõi về phương pháp tiếp cận nghiên cứu biên giới quốc gia trên góc độ địa lí chính trị. Bên cạnh đó có liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn của nước ta giai đoạn hiện nay. Ngày nhận bài 11 1 2014. Ngày nhận đăng 25 05 2014. Liên .