Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Làm quen môi trường xung quanh (MTXQ) là một trong những hoạt động có thể ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) khá nhiều. Hoạt động này không chỉ hình thành ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, phát triển tư duy tưởng tượng, ghi nhớ mà còn giúp trẻ hình thành, phát triển, củng cố, mở rộng vốn hiểu biết về MTXQ. Việc giúp trẻ có một vốn kiến thức tiền khoa học về MTXQ là rất quan trọng, giúp làm giàu hành trang vào lớp 1 của trẻ. Trẻ Mầm non “học” tốt nhất thông qua các hoạt động vui chơi. | Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng trò chơi học tập giúp trẻ 5-6 tuổi củng cố biểu tượng về rau-củ-quả Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG XÂY DỰNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI CỦNG CỐ BIỂU TƯỢNG VỀ RAU-CỦ-QUẢ Trần Thị Hà Ny Nguyễn Thế Phương Nguyễn Thị Thu Thảo SV năm 3 Khoa Giáo dục Mầm non GVHD ThS. Đỗ Chiêu Hạnh 1. Phần mở đầu Làm quen môi trường xung quanh MTXQ là một trong những hoạt động có thể ứng dụng công nghệ thông tin CNTT khá nhiều. Hoạt động này không chỉ hình thành ở trẻ tính tò mò ham hiểu biết phát triển tư duy tưởng tượng ghi nhớ mà còn giúp trẻ hình thành phát triển củng cố mở rộng vốn hiểu biết về MTXQ. Việc giúp trẻ có một vốn kiến thức tiền khoa học về MTXQ là rất quan trọng giúp làm giàu hành trang vào lớp 1 của trẻ. Trẻ Mầm non học tốt nhất thông qua các hoạt động vui chơi. Chính vì những lí do đó chúng tôi chọn đề tài Ứng dụng CNTT trong xây dựng các trò chơi học tập TCHT giúp trẻ 5-6 tuổi củng cố biểu tượng về rau-củ-quả . 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Vai trò của trò chơi học tập đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Trò chơi học tập giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách trẻ phát triển nhận thức thể chất ngôn ngữ tình cảm xã hội và thẩm mỹ. 1.1.2. Tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong dạy học mầm non Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng biểu tượng thực vật cho trẻ 5-6 tuổi là điều vô cùng cần thiết. Vào giai đoạn này khả năng tư duy và phân tích của trẻ rất cao trẻ đòi hỏi những bài giảng trò chơi phải mang tính thực tế hình ảnh chân thực Những yêu cầu này đối với các phương pháp giảng dạy thông thường khó có thể đáp ứng được. 1.1.3. Tiến trình thiết kế một trò chơi học tập cho trẻ Bước 1 Xác định kinh nghiệm khả năng và hứng thú của trẻ chọn trò chơi . Bước 2 Xác định mục tiêu của trò chơi. Bước 3 Tìm tư liệu hình ảnh phim phù hợp với nội dung chơi. Bước 4 Tiến hành xây dựng trò chơi. Bước 5 Thử nghiệm đánh giá. Bước 6 Chỉnh sửa hoàn thiện trò chơi. 190 Năm học 2009 .