Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm đánh giá tổng quát về tình trạng học sinh dân tộc thiểu số của trường Tiểu học Lê Lợi có nguy cơ bỏ học: Căn cứ theo kết quả duy trì sĩ số, chống học sinh có nguy cơ bỏ học của nhà trường trong năm học 2014-2015 chưa đạt hiệu quả so với kế hoạch đề ra vào đầu năm học, thực tế cho thấy tỷ lệ học sinh có nguy cơ bỏ học còn nhiều. | Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Đề tài Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài Nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế vô cùng quan trọng đó là Nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài . Vì vậy học sinh được xác định là đối tượng đặc biệt quan trọng trong hoạt động dạy học và vấn đề lưu giữ học sinh là vấn đề quan trọng được đặt ra không chỉ đối với nhà trường với ngành giáo dục mà là vấn đề cần được sự quan tâm của toàn xã hội đặc biệt là cha mẹ các em và đội ngũ nhà giáo. Trong những năm gần đây tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học ngày càng phổ biến. Cấp học càng cao tỉ lệ học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học càng lớn đặc biệt là học sinh người dân tôc thiểu số DTTS . Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh DTTS có nguy cơ bỏ học nhưng nguyên nhân chính là do các em thiếu sự quan tâm của bố mẹ đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn điều kiện học tập chưa đảm bảo năng lực học tập còn nhiều hạn chế nên không thích đi học chưa cảm nhận được Mỗi ngày đến trường là một niềm vui như bao câu khẩu hiệu thường được gắn ở trước cổng một số ngôi trường Tiểu học trên địa bàn huyện Krông Ana. Xã hội càng phát triển thì yêu cầu về chất lượng giáo dục càng được nâng cao. Chúng ta đang ra sức phổ cập giáo dục ở các cấp học. Nhưng trên thực tế có biết bao nhiêu em học sinh không biết đọc biết viết hoặc đọc viết chưa thông thạo đã vội nghỉ học giữa chừng. Đó là trách nhiệm của nhà trường nói chung và của mỗi giáo viên đứng lớp nói riêng do chưa quan tâm đúng mức đến học sinh chưa có biện pháp giúp đỡ học sinh còn hạn chế về năng lực học tập để duy trì sĩ số. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của huyện Krông Ana nói chung và trường Tiểu học Lê Lợi nói riêng. Bản thân tôi qua nhiều năm công tác tại các trường thuộc xã vùng đặc biệt khó