Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày những đối thoại và quan niệm của Đỗ Long Vân về phương pháp phê bình Marxist trong nghiên cứu văn học thông qua việc đọc và phân tích tiểu luận “Lược trình về công dụng của Duy vật sử quan trong văn học sử” – một bài phê bình quan trọng nhưng ít được chú ý. | Đỗ Long Vân và sự vận dụng tinh thần Marxist trong phê bình văn học TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17 Số 7 2020 1161-1173 Vol. 17 No. 7 2020 1161-1173 ISSN 1859-3100 Website http journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu ĐỖ LONG VÂN VÀ SỰ VẬN DỤNG TINH THẦN MARXIST TRONG PHÊ BÌNH VĂN HỌC Trần Thị Thùy Dương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG TPHCM Việt Nam Tác giả liên hệ Trần Thị Thùy Dương Email tranthuyduong1203@gmail.com Ngày nhận bài 06-5-2020 ngày nhận bài sửa 07-6-2020 ngày duyệt đăng 20-7-2020 TÓM TẮT Đỗ Long Vân 1934-1997 là một trong những gương mặt trội bật của phê bình văn học miền Nam giai đoạn 1954-1975. Nói về Đỗ Long Vân người ta thường nhắc đến ông trong vị thế của một nhà phê bình cấu trúc luận phân tâm vật chất hay hiện tượng luận. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng Đỗ Long Vân còn là một nhà phê bình chịu nhiều ảnh hưởng bởi tinh thần của lí thuyết Marxist mà đặc biệt là những quan niệm của Lucien Goldmann 1913-1970 nhà Marxist người Rumani. Trong bài viết này chúng tôi trình bày trước hết những đối thoại và quan niệm của Đỗ Long Vân về phương pháp phê bình Marxist trong nghiên cứu văn học thông qua việc đọc và phân tích tiểu luận Lược trình về công dụng của Duy vật sử quan trong văn học sử một bài phê bình quan trọng nhưng ít được chú ý. Tiếp sau chúng tôi đi sâu phân tích và chỉ ra tinh thần Marxist trong các tác phẩm phê bình của ông thông qua hai biểu hiện. Thứ nhất Đỗ Long Vân không chỉ xem kinh tế như là yếu tố duy nhất được dùng để diễn giải văn chương mà luôn nhìn nhận các tác phẩm trong hệ thống liên quan hệ các nhân tố xã hội văn hóa lịch sử. Thứ hai trong quá trình nghiên cứu vấn đề ý thức tranh đấu của con người được biểu hiện hiện qua văn chương Đỗ Long Vân luôn hướng đến cứu cánh cuối cùng đó là ý niệm về sự tự do thực thụ trong mỗi bản thể người một trong những tinh thần quan trọng nhưng thường ít được nhắc đến của triết học Marxist. Từ