Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này là kết quả nghiên cứu của tác giả thông qua phân tích tài liệu, các cuộc phỏng vấn sâu các chuyên gia làm việc tại cơ quan chuyên môn, quản lý và doanh nghiệp. Phạm vi đơn SHCN được đề cập trong bài viết này là đơn nhãn hiệu quốc gia (NHQG), sáng chế, giải pháp hữu ích (GPHI), kiểu dáng công nghiệp (KDCN). | Một số tồn tại và giải pháp khắc phục trong xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam 64 MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRONG XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Khổng Quốc Minh1 Cục Sở hữu trí tuệ Tóm tắt: Sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và sở hữu công nghiệp (SHCN) nói riêng là một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế-xã hội. Độc quyền là nội dung mấu chốt của pháp luật bảo hộ SHCN, nó tạo lợi thế cạnh tranh to lớn, đồng thời khuyến khích thúc đẩy các chủ thể trong xã hội không ngừng sáng tạo ra các đối tượng SHCN mới để được bảo hộ độc quyền. Tuy nhiên, thời hạn thẩm định đơn yêu cầu xác lập quyền SHCN ở Việt Nam hiện nay kéo dài, chất lượng đơn thấp làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Phần đầu tiên đề cập đến vai trò của xác lập quyền SHCN trong phát triển kinh tế-xã hội. Phần tiếp theo phân tích và nêu một số tồn tại của hoạt động xác lập quyền SHCN và nguyên nhân tác động; xu hướng phát triển hoạt động xác lập quyền SHCN trên thế giới. Phần cuối là một số giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hoạt động xác lập quyền SHCN ở Việt Nam. Bài viết này là kết quả nghiên cứu của tác giả thông qua phân tích tài liệu, các cuộc phỏng vấn sâu các chuyên gia làm việc tại cơ quan chuyên môn, quản lý và doanh nghiệp. Phạm vi đơn SHCN được đề cập trong bài viết này là đơn nhãn hiệu quốc gia (NHQG), sáng chế, giải pháp hữu ích (GPHI), kiểu dáng công nghiệp (KDCN). Từ khóa: Sở hữu trí tuệ; Sở hữu công nghiệp; Xác lập quyền Sở hữu công nghiệp. Mã số: 18051401 1. Vai trò của xác lập quyền sở hữu công nghiệp trong phát triển kinh tế-xã hội Quyền SHCN là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh (Điều 4.4, Luật Sở hữu trí tuệ). Theo nghĩa rộng, quyền SHCN là các quyền hợp pháp đối với sáng chế, KDCN, thiết kế