Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày việc đánh giá sự hữu ích của mã vạch DNA và khả năng áp dụng phương pháp này để xác định cây thuốc của Việt Nam. Năm loại cây có giá trị về dược liệu và thương mại ở Việt Nam bao gồm: Dó bầu (Aquilaria crassna), Mật nhân (Eurycoma longifolia), Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamesis), Xáo tam phân (Paramignya trimera), và Sâm dân tộc (Decaschistia sp.) đã được chọn trong nghiên cứu này. | Khả năng định danh cây dược liệu Việt Nam bằng kỹ thuật DNA mã vạch dựa trên trình tự gen RCBL KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHẢ NĂNG ĐỊNH DANH CÂY DƯỢC LIỆU VIỆT NAM BẰNG KỸ THUẬT DNA MÃ VẠCH DỰA TRÊN TRÌNH TỰ GEN RCBL Phạm Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thanh Phượng (1) Đinh Hoàng Đăng Khoa Nguyễn Văn Phước2 TÓM TẮT Nền y học cổ truyền, dựa trên các vị thuốc thảo dược, đã và đang được thực hành rộng rãi tại Việt Nam. Do đó, việc nhận diện đúng các cây thuốc và những nguyên liệu dược được bán trên thị trường có ý nghĩa quan trọng. Kỹ thuật định danh thực vật dựa trên hình thái sẽ trở nên khó khăn trong trường hợp các nguyên liệu dược do thiếu các thông tin hình thái. Nguyên lý của kỹ thuật DNA mã vạch là sử dụng các trình tự DNA chuẩn nằm trong bộ gen để định danh các mẫu thực vật chưa biết tên. Kỹ thuật DNA mã vạch có ưu thế trong việc định danh mẫu dược liệu do chỉ cần một mẫu mô nhỏ của đối tượng cần nhận diện. Tuy nhiên, chỉ mới có một vài nghiên cứu kiểm tra hiệu quả của DNA mã vạch trong việc nhận diện các cây dược liệu ở Việt Nam. Gene rcbL đã được báo cáo như một trong những ứng viên DNA mã vạch tốt nhất cho các loài thực vật. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá sự hữu ích của mã vạch DNA và khả năng áp dụng phương pháp này để xác định cây thuốc của Việt Nam. Năm loại cây có giá trị về dược liệu và thương mại ở Việt Nam bao gồm: Dó bầu (Aquilaria crassna), Mật nhân (Eurycoma longifolia), Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamesis), Xáo tam phân (Paramignya trimera), và Sâm dân tộc (Decaschistia sp.) đã được chọn trong nghiên cứu này. Mẫu DNA tinh sạch từ mẫu lá của 5 cây dược liệu trên đã được thu nhận, và sử dụng để nhân bản vùng gen rcbL mục tiêu (khoảng 650 bps) với cặp mồi rcbL-F/rcbL-R bằng phản ứng PCR. Sau khi giải trình tự, các trình tự gen rcbL thực nghiệm được so sánh với các trình tự gen rbcL hiện có trên ngân hàng dữ liệu gen NCBI. Kết quả cho thấy mã vạch rcbL có thể .