Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trên đây giới thiệu một cách tóm tắt về lịch sử hình thành, thực trạng liên kết đào tạo quốc tế hiện nay ở Viện cùng những cơ hội và thách thức đặt ra cho quá trình hội nhập quốc tế. | Liên kết đào tạo quốc tế tại Viện đào tạo Quốc tế - Đại học Bách khoa Hà Nội: Thực trạng và giải pháp HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0095 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 4, pp. 103-109 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn LIÊN KẾT ĐÀO TẠO QUỐC TẾ TẠI VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ - ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Thị Thanh Tú Viện Đào tạo Quốc tế, Đại học Bách Khoa Hà Nội Tóm tắt. Hoạt động liên kết đào tạo quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học đang là xu thế tất yếu của công cuộc quốc tế hóa nền giáo dục. Cũng giống như các cơ sở giáo dục khác, trong hơn 15 năm qua, Viện đào tạo Quốc tế (SIE) – đơn vị trực thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát triển được nhiều chương trình liên kết quốc tế, từ dự bị đại học, đại học và sau đại học. Bài viết trên đây giới thiệu một cách tóm tắt về lịch sử hình thành, thực trạng liên kết đào tạo quốc tế hiện nay ở Viện cùng những cơ hội và thách thức đặt ra cho quá trình hội nhập quốc tế. Từ khóa: Liên kết đào tạo quốc tế, quốc tế hóa giáo dục, giảng viên người nước ngoài. 1. Mở đầu Cùng với sự phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập, nhu cầu tiếp cận các chương trình đào tạo quốc tế ngày càng tăng cao. Số lượng sinh viên trong nước đi du học ngày càng nhiều và ngược lại không hiếm các bạn sinh viên người nước ngoài tìm đến, theo học tại các cơ sở giáo đào tạo giáo dục của chúng ta theo nhiều hình thức khác nhau. Do đó, tại nước ta việc liên kết đào tạo giữa các trường đại học trong nước với các trường đại học uy tín trên thế giới đã trở thành xu hướng và là yêu cầu cấp bách, đáp ứng nhu cầu thời đại. Nếu như so với trước đây, phần lớn các chương trình liên kết đào tạo quốc tế (CTLKĐTQT) thường là các dự án nhận kinh phí hỗ trợ từ chính phủ, ngày nay những dự án này hầu hết được tổ chức ở giáo dục bậc cao. Về phía Việt Nam, các trường chỉ đảm nhiệm những công việc như: tuyển sinh, tổ chức quản .