Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng công tác phát triển và quản lý nguồn nhân lực, và tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ nhân viên mắc stress nghề nghiệp với các yếu tố phát triển và quản lý nguồn nhân lực của bệnh viện Quận Tân Phú TP.HCM. | Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa quận Tân Phú Tp. Hồ Chí Minh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN TÂN PHÚ TP. HỒ CHÍ MINH Đinh Thanh Hưng*, Trương Phi Hùng** TÓM TẮT Mở đầu: Việc đảm bảo công bằng về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và trong điều kiện nền kinh tế thị trường là một vấn đề cấp bách, thách thức, vừa là một chính sách lâu dài. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng công tác phát triển và quản lý nguồn nhân lực, và tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ nhân viên mắc stress nghề nghiệp với các yếu tố phát triển và quản lý nguồn nhân lực của bệnh viện Quận Tân Phú TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng (cắt ngang mô tả) kết hợp định tính. Nghiên cứu định lượng thực hiện trên toàn bộ nhân viên trong bệnh viện quận Tân Phú trong thời gian từ tháng 3/2014 – tháng 5/2014, sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn và thang đo The Workplace Stress Scale để đánh giá tình trạng stress của nhân viên. Nghiên cứu sử dụng phép kiểm chi bình phương (hoặc kiểm định Fisher) để xác định mối liên quan giữa stress với các yếu tố liên quan. Nghiên cứu định tính thực hiện trên 5 đối tượng phỏng vấn sâu và 7 thảo luận nhóm. Sau đó tiến hành giải băng ghi âm, mã hóa các thông tin theo từng chủ đề nghiên cứu. Kết quả: Hơn 2/3 nhân viên biết về kế hoạch phát triển nguồn lực của bệnh viện và cho rằng bệnh viện cần tuyển thêm người. Hơn 60% nhân viên cho rằng bệnh viện nên có kế hoạch hỗ trợ cho nhân viên sau khi hoàn thành khóa học. Đa số nhân viên cho rằng môi trường làm việc của họ là an toàn và phần lớn đều dễ dàng giao tiếp và nhận được sựhỗ trợ từ những người xung quanh. Đa phần nhân viên cho rằng họ được thoải mái đóng góp ý kiến vào quá trình phát triển của bệnh viện nhưng chỉ một nửa nhận thấy họ được tham gia vào quá trình ra quyết định của bệnh viện. Kết luận: Tỷ lệ stress ở nhân viên