Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thành Chà Bàn niên đại và mô hình

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết mô tả và phân tích với tất cả những đặc thù của mình, thành Chà Bàn ở Bình Định là một trong những di tích đô thành điển hình được xây dựng theo mô hình thần thoại Hindu giáo hiếm hoi còn lại khá nguyên vẹn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả khu vực Đông Nam Á. | THANH CHA BAN NIÊN ĐẠI VÀ MÔ HĨNH NGÔ VĂN DOANH Như thành Cha mà theo chúng tôi là thành Đồ Bàn hay Chà Bàn ban đầu của Chămpa 1 thành Chà Bàn nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu huyện An Nhơn tỉnh Bình Định - tòa thành là Kinh đô cuối cùng của nước Châmpa - cũng được sử sách cổ của Việt Nam nhắc tới. vể những ngày tháng cuối cùng của thành Chà Bàn sách Đại Việt sử ký toàn thư chép Ngày 27 tháng 2 Tân Mão năm thứ 2 Hồng đức 1471 vua Lê Thánh Tôn thân đem đại quân đánh phá thành Thi-nại. Ngày 28 vua tiến vây thành Chà- bàn. Ngày 29 vây sát chân thành mây vòng. Tháng 3 ngày mồng 1 hạ được thành Chà- bàn. Trước là các quân dinh làm cầư bắc lên thành đã xong Trà Toàn hàng ngày đưa đến lễ vật xin hàng. Vua bèn dụ cho các tướng sĩ nên kịp bắc thang lên thành. Được một lát vua trông thấy đằng xa dinh quân tiền khu đã lên đến tường con trên thành mổi bắn 3 tiếng súng để ứng. Lại sai nội thần đem quân Thiên vũ phá cửa Đông để vào. Ngày mồng 2 vua thây đã phá được thành Chà-bàn rồi xuống chiếu đem quân về 2 . Từ thời điểm lịch sử đó thành Chà Bàn chấm đứt hoàn toàn chức năng là Kinh đô của nước Chámpa và cũng bị bỏ . Hơn 300 năm sau vào năm 1776 Nguyễn Nhạc đã nhân đất cũ của Chiêm Thành sửa đắp thành Đồ Bàn đào lấy đá ong xây dựng thành luỹ mở rộng cung điện 3 . Đến năm 1778 Nguyễn Nhạc cho đổi tên là thành Hoàng Đế. Và trong khoảng gần 20 năm từ 1776 đến 1793 tòa thành mới này đã là đại bản doanh của quân Tây Sơn và sau đó là kinh đô của chính quyển Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Từ 1793 cho đến khi nhà Tây Sơn thất bại hoàn toàn năm 1802 tại đây đã diễn ra những trận chiến quyết liệt giữa quân Tây Sơn và quân nhà Nguyễn. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sủ quán triều Nguyễn chép về tòa thành này dưới tên gọi thành cũ Chà Bàn khá cụ thể Thành ở địa phận ba thôn Nam Định Bắc Thuận và Bả Canh về phía Đông Bắc huyện Tuy Viễn xưa là Quốc đô của Chiêm Thành chu vi 30 dặm trong thành có tháp cổ có nghê đá voi đá đểu của người Chiêm Thành. Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc chiếm cứ thành

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.