Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết nghiên cứu những nghi lễ, trò diễn của lễ hội cùng với những nét văn hóa khác như: văn hóa ẩm thực, hội chợ hàng hóa tồn tại hàng ngàn đời nay trong cộng đồng văn hóa làng Tứ Xã và được phác họa trong lễ hội. | Văn học dân gian trong mối quan hệ với phong tục tập quán và lễ hội trò trám Tứ tã VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI TRÒ TRÁM TỨ XÃ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Lộc Khoá: QH-2008-X-SPNV Giáo viên hướng dẫn: GS. Lê Chí Quế Lễ hội Trò Trám là một trong số không nhiều lễ hội ở miền Bắc còn chứa đựng những giá trị cội nguồn một cách nguyên vẹn cho tới ngày nay. Nội dung và hình thức lễ hội này cần phải được làm sáng rõ, đặc biệt trong đó là mối quan hệ của các yếu tố văn học trong lễ hội để có cái nhìn sâu hơn về thời kì “khởi nguyên” của văn học và cuộc sống con người. Đó là lễ hội ở làng Tứ Xã, huyện Lâm Thao, Phú Thọ trong cái nhìn với Văn học Văn học dân gian trong mối quan hệ với phong tục tập quán và lễ hội trò Trám Tứ xã. Đối tượng nghiên cứu ở đây là những nghi lễ, trò diễn của lễ hội cùng với những nét văn hóa khác như: văn hóa ẩm thực, hội chợ hàng hóa tồn tại hàng ngàn đời nay trong cộng đồng văn hóa làng Tứ Xã và được phác họa trong lễ hội. Cần xác định rõ văn học dân gian với những hình thức sơ khai thâm nhập, ẩn mình trong các hoạt động của lễ hội và phong tục, tập quán của người dân Tứ Xã. Đề tài được thực hiện dựa trên việc tìm hiểu về lễ hội Trò Trám của làng Tứ Xã một địa bàn trên huyện Lâm Thao và coi đó là không gian chính để đi đến việc nghiên cứu mối quan hệ của văn học với đời sống, với phong tục tập quán của người dân Tứ Xã xưa và nay. 1. Sự hiện diện của văn học dân gian trong đời sống, lễ hội làng Tứ Xã. Diễn xướng dân gian là một hình thức biểu hiện lại của đời sống, nó là sự khẳng định vươn tới những cái tốt đẹp, là những ước mơ khát vọng của con người từ ngàn đời trong việc chinh phục thế giới tự nhiên “những trò diễn ở nông thôn Việt Nam xưa, dù dưới hình thức nào nếu được tổ chức vào các dịp hội làng hằng năm, đều là bộ phận văn hóa cổ truyền( ).” Và ở một mức độ cao hơn, “Những hình thức diễn xướng ấy gắn chặt với tín ngưỡng, mang tính chất của lễ .