Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm điều trị bệnh nhi bị sốc phản vệ tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Sốc phản vệ là phản ứng quá mẫn tức thì, đe dọa sinh mạng bệnh nhân. Do đó vấn đề xử trí sớm và đúng sốc phản vệ luôn được đặt ra tại các cơ sở y tế. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm khảo sát các đặc điểm về điều trị bệnh nhi bị sốc phản vệ, góp phần đưa bệnh nhi ra sốc nhanh, làm giảm tỉ lệ sốc nặng, tỉ lệ tử vong. | Đặc điểm điều trị bệnh nhi bị sốc phản vệ tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI BỊ SỐC PHẢN VỆ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Nguyễn Xuân Quốc*, Phạm Văn Quang**, Tăng Chí Thượng** TÓMTẮT Mục tiêu: Sốc phản vệ là phản ứng quá mẫn tức thì, đe dọa sinh mạng bệnh nhân. Do đó vấn đề xử trí sớm và đúng sốc phản vệ luôn được đặt ra tại các cơ sở y tế. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm khảo sát các đặc điểm về điều trị bệnh nhi bị sốc phản vệ, góp phần đưa bệnh nhi ra sốc nhanh, làm giảm tỉ lệ sốc nặng, tỉ lệ tử vong. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang, có phân tích trên 105 hồ sơ bệnh nhi từ 1 tháng - 15 tuổi được chẩn đoán sốc phản vệ nhập bệnh viện Nhi đồng 1 từ 01/06/2006 đến 01/06/2015. Kết quả: Tại tuyến trước: có 28 ca sốc phản vệ (trong 32 ca chuyển viện), 26 ca (92,9%) được điều trị với Adrenaline, trong đó có 5 ca được điều trị Adrenaline TB/TDD/TM kết hợp với Adrenaline TTM. 80,8% bệnh nhi được sử dụng đúng liều Adrenaline theo khuyến cáo. Đường dùng Adrenaline ban đầu là TB và TDD chiếm 80,8%. Có 25/28 ca (89,3%) ra sốc. Tại BVNĐ1 (83 ca sốc): 100% bệnh nhi đều được dùng Adrenaline đúng liều theo khuyến cáo. 84,3% chỉ dùng Adrenaline TB/TDD/TM đơn thuần, 15,7% có TTM Adrenaline. 62,6% bệnh nhi được hỗ trợ hô hấp, trong đó có 7/83 ca (8,4%) phải đặt NKQ giúp thở. 27,7% được truyền dung dịch điện giải chống sốc, 7,2% được TTM Dopamine và 3,6% được truyền Dobutamine. Hầu hết bệnh nhi được dùng Hydrocortisone (98,8%) và Antihistamine H1 (100%). Kết quả điều trị: 99% bệnh nhân ra sốc và sống, 81,9% bệnh nhi ra sốc sau khi dùng 1-2 liều Adrenaline TB/TDD/TM (73,3% sau 1 liều và 8,6% sau 2 liều). Tỉ lệ sốc phản vệ nặng chiếm 10,5% và tỉ lệ tử vong thấp 1%. Kết luận: Trong điều trị sốc phản vệ, Adrenaline là thuốc quan trọng hàng đầu. Nếu bệnh nhi được điều trị sớm và đúng với Adrenaline có thể góp phần cải thiện tỉ lệ sốc phản vệ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.