Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tập trung giới thiệu về lĩnh vực vật lý mới, cụ thể là Lượng tử Thông tin và máy tính lượng tử. Đồng thời giới thiệu một số khái niệm cơ bản trong ba khoa học liên quan: Khoa học máy tính, toán học và vật lý. | Ở ngưỡng cửa của cách mạng lượng tử trong tin học TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 18. 2014 Ở NGƢỠNG CỬA CỦA CÁCH MẠNG LƢỢNG TỬ TRONG TIN HỌC Nguyễn Mạnh An1, Nguyễn Văn Hóa2, Cao Long Vân3 TÓM TẮT Từ khóa: Tin học và lý thuyết lƣợng tử chắc chắn là hai dòng thác trí thức lớn nhất của thế kỷ XX đã làm thay đổi hoàn toàn nền văn minh của nhân loại. Tin học, nói khác đi là khoa học về máy tinh, mặc dù phôi thai từ thời Charles Babbage vào đầu thế kỷ XIX, đã có đƣợc cơ sở toán học vững chắc nhờ các công trình của nhà toán học gốc Hung (mà ngƣời ta thƣờng nói rằng, đó là một trong những ngƣời của „Sao Hỏa” đã hạ cánh xuống Hung-Ga-Ri vào đầu thế kỷ XX) John von Neumann trong những năm bốn mƣơi của thế kỷ trƣớc. Một sự trùng lặp thú vị là Ông cũng đã xây dựng cơ sở toán học cho lý thuyết lƣợng tử, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại và là lĩnh vực của vật lý đã mang lại những hiệu quả thực tiễn lớn lao. Hai hiệu quả rực rỡ nhất là năng lƣợng hạt nhân và công nghệ bán dẫn, đƣợc khai trƣơng bởi hai thí nghiệm nổi tiếng: bắn phá hạt nhân nguyên tử của Ernest Rutherford năm 1919 và tìm ra các bóng bán dẫn (transistor) năm 1948 bởi John Bardeen, Walter Brattain và William Shocley (Giải Nobel năm 1956). Có thể nói rằng việc phát hiện ra bóng bán dẫn đối với nhân loại là quan trọng hơn việc tìm ra năng lƣợng hạt nhân bởi lẽ năng lƣợng hạt nhân, mặc dù là một nguồn năng lƣợng mới quan trọng, đến nay vẫn chƣa chiếm đƣợc ƣu thế trong các nguồn năng lƣợng nói chung nhƣ đã đƣợc tiềm vọng, thậm chí do vấn đề an ninh mà một số nƣớc trên thế giới (nhƣ Đức) đã bỏ dần nguồn năng lƣợng này. Ngƣợc lại việc phát hiện ra các bóng bán dẫn, và sau đó là các hệ liên kết (intergrated circuit) năm 1959 (Jack Kilby, Giải Nobel năm 2000) đã đƣa đến việc vi hóa các máy tính ở mức không thể tƣởng tƣợng đƣợc trƣớc đó, thúc đẩy sự phát triển vĩ đại của loài ngƣời. Việc „cài đặt” bán dẫn các ý tƣởng của Von Neuman đã dẫn đến .