Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày việc tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng tại mắt của hội chứng giả bong bao. Đồng thời đánh giá kết quả điều trị, các biến chứng trong và sau phẫu thuật điều trị. | NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỤC THỂ THUỶ TINH CÓ HỘI CHỨNG GIẢ BONG BAO VŨ THỊ THANH Bệnh viện Mắt Hà Nội TÓM TẮT Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 65 bệnh nhân (65 mắt) có biểu hiện của hội chứng giả bong bao (GBB) phối hợp với đục thể thủy tinh (TTT). Các bệnh nhân (BN) được phẫu thuật TTT bằng phương pháp phaco tại Khoa Tổng hợp Bệnh viện Mắt Hà Nội từ tháng 1/2006 -> 10/2006. Kết quả: Trong 65 BN có 34 nam, 31 nữ. Thời gian theo dõi trung bình 6 tháng. Bệnh đục TTT có hội chứng GBB thường ở 1 mắt (69%), nhưng có khi ở 2 mắt với mức độ khác nhau. Vị trí GBB chủ yếu ở mặt trước TTT (73,3%) và bờ đồng tử (97,3%). Biến chứng trong mổ: đứt Zinn 4,6%, thoát dịch kính 3%. Biến chứng sau mổ: xuất tiết mặt trước IOL 30% (18 mắt), viêm khía giác mạc 20% (12 mắt). Sau mổ 49% thị lực (TL) 1/10 – 3/10, 36,5% thị lực 3/10 – 7/10. Kết luận: Phẫu thuật TTT trên mắt GBB cho kết quả tốt, sau phẫu thuật TL BN tăng rõ rệt. Các biến chứng trong và sau phẫu thuật điều trị ổn định, tuy nhiên quá trình phẫu thuật thường khó khăn hơn do đồng tử kém giãn, dây treo TTT yếu. I. TTT và glôcôm như mổ lấy TTT đục, đặt TTT nhân tạo và phẫu thuật lỗ dò. Tuy nhiên, các nghiên cứu về hiệu quả điều trị, các biến chứng trong và sau phẫu thuật nhận định rằng ở những mắt có hội chứng GBB hiệu quả điều trị thường thấp hơn và có nhiều biến chứng (sót chất TTT, rách bao TTT, đứt dây Zinn, thoát dịch kính, nhãn áp không điều chỉnh.) hơn những mắt không có hội chứng GBB. Chính vì vậy, việc tiên lượng cuộc mổ, dự phòng các biến chứng trong và sau phẫu thuật trên mắt có hội chứng GBB là một việc đáng quan tâm. Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục đích: 1. Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng tại mắt của hội chứng giả bong bao ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng GBB (pseudoexfoliation syndrome) được mô tả lần đầu tiên bởi Lindberg năm 1917. Bệnh được biểu hiện tại mắt bởi các mảng chất trắng nhờ nhờ bám vào bờ đồng tử, trên mặt TTT. Bệnh thường gặp ở những người cao tuổi. .