Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bài viết này, tác giả đã nghiên cứu mức độ biến động của giá cổ phiếu của 25 công ty niêm yết ở Việt Nam khi công bố thông tin thâu tóm và sáp nhập, giai đoạn từ 26/8/2008 đến 08/4/2015. Phương pháp nghiên cứu sự kiện được áp dụng để tính toán tỷ suất sinh lợi bất thường với các khung cửa sổ sự kiện trước, xung quanh và sau ngày công bố thông tin. | KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY THÂU TÓM Ở VIỆT NAM Phan Thị Hồng Hạnh* Tóm tắt Trong bài viết này, tác giả đã nghiên cứu mức độ biến động của giá cổ phiếu của 25 công ty niêm yết ở Việt Nam khi công bố thông tin thâu tóm và sáp nhập, giai đoạn từ 26/8/2008 đến 08/4/2015. Phương pháp nghiên cứu sự kiện được áp dụng để tính toán tỷ suất sinh lợi bất thường với các khung cửa sổ sự kiện trước, xung quanh và sau ngày công bố thông tin. Kết quả cho thấy, đối với những cửa sổ sự kiện ngắn xung quanh ngày công bố thông tin (1 tuần giao dịch, 2 tuần giao dịch, 4 tuần giao dịch), tỷ suất sinh lợi bất thường của các công ty thâu tóm có giá trị lớn hơn hoặc bằng không. Đối với cửa sổ sự kiện sau ngày công bố thông tin, kết quả về lợi nhuận bất thường cũng cho kết quả tương tự. Thị trường cho rằng động cơ chính của các thương vụ thâu tóm và sáp nhập là tăng giá trị của doanh nghiệp sau hợp nhất do lợi thế kinh tế theo quy mô. Từ khóa: công ty bị thâu tóm, công ty tiến hành hoạt động thâu tóm, cửa sổ sự kiện, M&A, phương pháp nghiên cứu sự kiện, tỷ suất sinh lợi bất thường. Mã số: 318. Ngày nhận bài: /2016. Ngày hoàn thành biên tập: /2016. Ngày duyệt đăng: /2016. Abstract In this research, the author investigated the changes of stock prices of 25 Vietnamese listed corporations which had announced merger and acquisition decisions from 26 August 2008 to 8 April 2015. Event study was applied and abnormal returns were calculated for event windows preceding, surrounding and following the event (the announcement date). Empirical results showed that for short event-windows (1 transaction week, 2 transaction weeks, and 4 transaction weeks), abnormal returns of bidders’ stocks were larger than or equal to zero. The same finding results were for those of post event-windows. This was due to the fact that market expected these merger and acquisition deals were stemmed from good motives of managers. Moreover, investors waited to see higher combined .