Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hiện nay, các thầy cô có thể tham khảo những giáo án mẫu để học hỏi được cách soạn giáo án để giáo án giảng dạy trở nên khoa học, sáng tạo nhất, trong đó, giáo án Ngữ văn lớp 11 - Học kì 2 chính là một trong những tài liệu giảng dạy hay để các bạn có thể sử dụng. Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Học kì 2 có nội dung bám sát với chương trình học trên thực tế, vì vậy, các em học sinh cũng có thể sử dụng tài liệu này để học tập. | Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Học kì 2 Tuần : Ngày soạn: Ngày kí : Tiết 73: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Phan Bội Châu A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT I. Tên bài học : Lưu biệt khi xuất dương II. Hình thức dạy học : DH trên lớp. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên: - Phương tiện, thiết bị: + SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học. + Máy tính, máy chiếu, loa. - PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi 2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn. B. NỘI DUNG BÀI HỌC Lưu biệt khi xuất dương C. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: a. Môn Ngữ văn: Giúp HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung các bài học như: - Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX; - Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, nhất là giọng thơ tâm huyết, sôi sục cua Phan Bội Châu. -Tích hợp với các bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc (đã học ở THCS). -Tích hợp với thơ trung đại từ Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi liên hệ đến những câu thơ ngang tàng của ông Hi Văn (Nguyễn Công Trứ) về Chí làm trai. -Tích hợp với Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu) để liên hệ đến vấn đề vinh-nhục. - Tích hợp phần Tiếng Việt ( Biện pháp tu từ, Nghĩa của từ, Luật thơ) , Làm văn ( thao tác lập luận so sánh, phân tích.) b. Môn Lịch sử: HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung bài học như: Bài 23. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) [Chương trình Lịch sử 11] c. Môn Địa lí: HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung tìm hiểu về địa lí địa phương ( quê hương Nam Đàn, Nghệ An của Phan Bội Châu) d. Môn GDCD: HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung các bài học như Công dân với cộng đồng, Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.[Chương trình GDCD 10]; 1 e. Môn Tin học: biết sử dụng CNTT trong quá trình trình